Lo sợ vì phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn 2
Ung thư dạ dày là bệnh lý phổ biến và khó nhận biết ở những giai đoạn đầu vì gần như không có triệu chứng gì rõ ràng. Ung thư dạ dày giai đoạn 2 là giai đoạn bệnh tình đã biểu hiện qua những triệu chứng bên ngoài có thể nhận biết được . Vậy ung thư dạ dày giai đoạn 2 có nguy hiểm không ? Ung thư dạ dày giai đoạn 2 đã di căn chưa ?
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 chữa được không
Mặc dù ung thư dạ dày giai đoạn 2 có mức độ nguy hiểm cao hơn 2 giai đoạn 0 và 1 nhưng ung thư dạ dày giai đoạn 2 vẫn có thể chữa được do tế bào ung thư vẫn chưa lan rộng và kích thước khối u lúc này chưa lớn. Khi đã có tiền sử mắc ung thư dạ dày giai đoạn 2 thì người bệnh có khả năng tái phát bệnh khá cao do vấn đề cơ địa hoặc do ở lần bị bệnh trước đó, khối u đã lan sang các hạch bạch huyết lân cận nhưng khi làm phẫu thuật chưa được loại bỏ hoàn toàn. Điều này dẫn đến tình trạng ung thư tái phát ở những vị trí khác.
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 di căn chưa
Giai đoạn 2 là giai đoạn các tế bào ung thư đã tấn công xuống dưới lớp niêm mạc, tấn công sâu vào lớp cơ chính của thành dạ dày nhưng chưa tấn công tới lớp thanh mạc. Ở giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến các hạch bạch huyết lân cận để tấn công sang các cơ quan ở xung quanh. Mặc dù bước sang giai đoạn này, những triệu chứng của bệnh đã bộc lộ rõ ràng hơn những tỉ lệ nững người có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn này chỉ chiếm 6%. Ung thư dạ dày giai đoạn 2 có thể phân chia thành 2 giai đoạn như sau:
– Giai đoạn 2A: Các tế bào ung thư mới xâm lấn tới dưới lớp niêm mạc, và phát triển theo một trong ba trường hợp sau:
- Tế bào ung thư đã tấn công xuống dưới lớp niêm mạc, tấn công xuống dưới mô liên kết, tấn công đến lớp niêm mạc cơ. Có tư 3 hạch bạch huyết đến 6 hạch bạch huyết xung quanh mang tế bào ung thư nhưng chưa xâm lấn sang các cơ quan xung quanh.
- Tế bào ung thư lan rộng, xâm nhập vào lớp cơ chính của thành dạ dày, có khoảng 1 đến 2 hạch bạch huyết mang tế bào ung thư.
- Khối u sẽ xâm lấn, phát triển thành các lớp ngoài của dạ dày nhưng không xâm lấn đến các hạch bạch huyết hay nhưng cơ quan khác.
– Giai đoạn 2B: Tình trạng bệnh nhân ở giai đoạn này xấu hơn rất nhiều so với giai đoạn 2A. Ở giai đoạn này, các triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng hơn, đồng nghĩa với việc cơ thể người bệnh suy yếu hơn rất nhiều. Tình trạng người bệnh ở giai đoạn này có thể phát triển theo các trường hợp:
- Tế bào ung thư tấn công xuống dưới các mô liên kết để tấn công sang các lớp như niêm mạc cơ, lớp màng mỏng, lớp dưới niêm mạc cùng với khoảng từ 5 hạch bạch huyết đến 7 hạch bạch huyết.
- Khối u ác tính bắt đầu tấn công lớp cơ chính của thành dạ dày cùng với khoảng từ 3 hạch bạch huyết đến 6 hạch bạch huyết.
- Khối u ác tính tấn công tới dưới lớp thanh mạc, nhưng chưa tấn công đến các lớp ngoài bao phủ dạ dày, có khoảng 1 hạch bạch huyết hoặc 2 hạch bạch huyết mang tế bào ung thư.
- Trong trường hợp đặc biệt, các tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ, tấn công ra các lớp ngoài bao phủ dạ dày nhưng không có hạch bạch huyết nào mang tế bào ung thư.
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 di căn sống được bao lâu
Bước sang giai đoạn 2 của bệnh ung thư dạ dày, tiên lượng sống trên 5 năm của người bệnh giảm xuống dưới 50%, tùy theo giai đoạn người bệnh đang gặp phải.
- Ở giai đoạn 2A, tiên lượng sống trên 5 năm của người bệnh là 46%.
- Ở giai đoạn 2B, tiên lượng sống trên 5 năm của người bệnh là 33%.
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 điều trị như thế nào
Ngày nay, trình độ y học đã phát triển khá cao, việc điều trị khỏi bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2 không phải là điều quá khó khăn đến mức không thực hiện được. Khi nhận biết những dấu hiệu ung thư dạ dày, hãy đến ngay những cơ sở y tế đáng tin cậy để tiếp nhận điều trị cũng như sự can thiệp của các bác sĩ chuyên môn cũng với kĩ thuật tiên tiến, máy móc hiện đại, không nên bệnh lâu ngày, dẫn đến bệnh trạng chuyển dang những giai đoạn nặng hơn sẽ khó điều trị và khả năng thành công thấp. Chữa trị càng sớm, quá trình chữa trị càng đỡ gian nan, chi phí chữa trị càng thấp, tỉ lệ cữa trị thành công càng cao và sức khỏe của người bệnh càng đỡ chịu ảnh hưởng của căn bệnh ác tính này.
Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện về mặt y tế, điều trị bệnh nhân về mặt dinh dưỡng, tâm lý cũng như môi trường sống cũng rất quan trọng.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ chữa trị để có được một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với thể trạng của người bệnh.
- Làm chiến dịch tâm lý cho người bệnh, giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ, tránh những lo âu, suy nghĩ tiêu cực làm suy sụp tinh thần, làm ảnh hưởng đến ý chí chiến đấu bệnh tật của người bệnh.
- Nâng cấp không gian sống bằng những thiết bị hiện đại như máy lọc không khí, máy lọc nước. Đây là hai loại máy rất cần thiết trong môi trường sống của mỗi người. Càng ngày, vấn nạn ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng, sử dụng máy lọc nước cùng máy lọc không khí làm trong sạch môi trường sống cũng như gia tăng một lớp bảo vệ cho sức khỏe của mỗi người. Sống trong môi trường khỏe mạnh, con người cũng phần nào được khỏe mạnh hơn.
- Sử dụng thêm nước điện giải, nâng cao khả năng tự miễn dịch cũng như giúp bảo vệ dạ dày tốt hơn.