Mối lo sợ: Ung thư phổi sống được bao lâu?
Bệnh ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm và đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng bởi chất lượng không khí môi trường ngày càng giảm. Thêm vào đó, con người còn chủ quan, thiếu ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân. Bài viết này chúng tôi xin phân tích về “Mối lo sợ: ung thư phổi sống được bao lâu?”
1. Ung thư phổi sống được bao lâu?
Ung thư phổi sống được bao lâu? Đây là một trong những câu hỏi khó có câu trả lời chính xác và cũng khó để nói với người bệnh. Tuy nhiên, theo các thống kê gần đây, thời gian sống sót của người mắc bệnh ung thư phổi phụ thuộc vào chẩn đoán bệnh thuộc: ung thư tế bào nhỏ hoặc tế bào không nhỏ, thuộc tính là lành tính hay ác tính.
Trong khi bệnh nhân ung thư phổi lành tính có thể sống được 5 năm thì ung thư phổi tế bào nhỏ di căn chỉ có thể sống được từ 6 – 18 tháng nếu duy trì các biện pháp điều trị. Ngoài ra, người mắc bệnh ung thư phổi có thể có tỷ lệ sống trên 5 năm được tính theo giai đoạn phát hiện bệnh như sau:
+ Bệnh ở giai đoạn khu trú mà được phát hiện kịp thời thì tỷ lệ sống trên 05 năm có thể đạt tới 52%
+ Khi bệnh đã lan tới các hạch bạch huyết lân cận thì tỉ lệ bệnh nhân sống được trên 5 năm thuộc khoảng 25%
+ Trường hợp bệnh đã di căn xa thì tỷ lệ bệnh nhân sống được trên 05 năm chỉ còn khoảng 4%
Mặc dù hiện nay người ta đã nghiên cứu ra các loại thuốc tiên tiến có tác dụng ức chế tế bào ung thư phổi nhưng nó chỉ kéo dài sự sống cho người bệnh chứ không thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh.
2 Khi chưa di căn, bệnh nhân mắc ung thư phổi có thể sống được bao lâu?
Ở giai đoạn khi chưa di căn (giai đoạn đầu của bệnh): Lúc này các tế bào ung thư mới vừa hình thành, chưa lan ra các vị trí khác và vẫn còn ở trong các mô phổi. Kích thước của khối u khoảng dưới 5cm. Bệnh nhân có khoảng 50% tỷ lệ sống sót sau 5 năm mắc bệnh.
3. Khi đã di căn ung thư phổi sống được bao lâu?
Khi người bệnh có di căn đến xương thì tỷ lệ sống là rất thấp. Theo các khảo sát cho thấy, tỷ lệ sống sau 06 tháng của bệnh nhân là dưới 50%. Tuy nhiên, ngày nay các bệnh nhân mắc ung thư phổi di căn xương có xu hướng điều trị thuận lợi hơn so với các giai đoạn trước. Với các tiến bộ khoa học ngày càng hiện đại, các chuyên gia điều trị ung thư có nhiều nghiên cứu vượt bậc.
Điều bệnh nhân ung thư cần làm là nên giữ bình tĩnh để có thể phối hợp điều trị với bác sĩ. Hãy chú ý việc cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng phù hợp, giữ tinh thần phấn chấn và học cách chấp nhận thực tế của bệnh tình thì kết quả điều trị mới được cải thiện. Ngoài ra, nếu có thể bệnh nhân nên sử dụng thêm các loại thực phẩm có nhiều hoạt chất quý giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân
Những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến thời gian sống sót của một người bị ung thư phổi. Có thể kể đến các yếu tố sau:
- Giới tính: Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ nói chung có tỷ lệ sống sót sau 5 năm cao hơn nam giới. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở nam giới thuộc khoảng 15% và ở nữ giới thuộc khoảng 20%.
- Chủng tộc: Người da trắng và người Châu Á có tỷ lệ sống cao hơn.
- Điều trị: Các biện pháp điều trị cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc ung thư phổi. Tùy theo tình trạng và giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
- Tâm lý: Tâm lý là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến tỷ lệ sống sót của người bệnh ung thư phổi nói riêng và bệnh nhân ung thư nói chung. Hãy luôn lạc quan, giữ tinh thần vui vẻ, trân trọng thời điểm hiện tại và nghĩ đến những điều tốt đẹp hơn,…
- Biến chứng của bệnh: Nhiều biến chứng của bệnh có thể làm giảm khả năng sống của người bệnh.
- Hút thuốc: Khi đã có chẩn đoán mắc ung thư phổi mà bệnh nhân còn tiếp tục hút thuốc sẽ có thể làm tăng triệu chứng bệnh và có thể làm các biến chứng do hóa trị, xạ trị phẫu thuật cũng như các liệu pháp nhắm mục tiêu không hiệu quả.
5. Đảm bảo môi trường không khí sạch cho bệnh nhân
Các trường hợp mắc bệnh ung thư phổi là do sống trong môi trường ô nhiễm. Thông thường là ô nhiễm không khí, từ nguồn nước thải sinh hoạt, từ khói bụi của đường phố, v.v. Vì vậy, bạn cần lưu ý tránh xa các nguồn gây ô nhiễm, thường xuyên vệ sinh nơi ở và thực hiện các biện pháp phòng tránh như sử dụng khẩu trang y tế, dùng áo chống nắng, đeo găng tay, …
Khi mắc bệnh thì môi trường xung quanh rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, cụ thể là phòng ở của người bệnh. Nên để phòng thoáng gió, không quá kín, điều này dễ khiến nấm mốc phát triển trong phòng. Bạn có thể sử dụng các loại máy lọc không khí để cải thiện môi trường sống của người bệnh. Sử dụng máy lọc nước để cung cấp lượng nước an toàn, đảm bảo chất lượng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại nước uống điện giải nhằm bổ sung các khoáng chất cần thiết.
Người chăm sóc bệnh nhân nên giữ phòng sạch sẽ nhất có thể mọi lúc để tránh bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh nhân cần được nhắc nhở hạn chế việc đi ra ngoài, ở những nơi quá bụi bẩn, chất lượng không khí thấp như ngoài đường phố đông đúc. Khuyến khích các bệnh nhân nên đến những nơi có không khí trong lành và nhiều cây cối.