Sống khỏe nhờ biết giải pháp ngăn ngừa viêm phế quản phổi
Trong các bệnh về đường hô hấp, có thể nói viêm phế quản phổi là một căn bệnh thường gặp nhất. Những người có hệ miễn dịch kém, thường không có khả năng kháng lại các loại virus, vi khuẩn và ở trẻ em. Sống khỏe nhờ biết giải pháp ngăn ngừa viêm phế quản phổi, cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
1. Bệnh viêm phế quản phổi là gì?
Phế quản là một ống dẫn khí nằm ở đường hô hấp dưới, có chức năng lọc và đưa không khí đến phổi. Phế quản được tạo thành từ các nhánh nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản và các phế nang. Tình trạng sưng và phù nề niêm mạc diễn ra khi virus và vi khuẩn tấn công vào phế quản, tiểu phế quản và phế nang, các túi khí ứ động dịch và chứa nhiều mủ, điều này dẫn đến bệnh viêm phế quản phổi được hình thành.
2. Bệnh viêm phế quản phổi nguy hiểm thế nào?
Theo các chuyên gia về y tế, người mắc viêm phế quản phổi sẽ có nguy cơ bị các chứng rối loạn trao đổi khí, viêm nhiễm gây phù nề, làm thu hẹp ống khí dẫn đến khó thở và thậm chí là bị suy hô hấp. Trường hợp nếu nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng như:
- Áp xe phổi: Vi khuẩn xâm nhập vào phổi dẫn đến hình thành những ổ nhiễm trùng, viêm sưng mủ ở tại nhu mô phổi.
- Viêm phổi: Các mô xung quanh phổi như túi phế nang, ống phế nang và tiểu phế quản đều bị nhiễm trùng do phổi bị virus và vi khuẩn tấn công.
- Tràn dịch màng phổi: Phổi chứa đầy dịch khiến bệnh nhân dễ bị suy kiệt, nhiều trường hợp chuyển biến nặng có thể dẫn đến tử vong.
- Nhiễm trùng huyết: hệ thống miễn dịch bị virus, vi khuẩn tấn công, gây mất chức năng lọc khuẩn và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Nhiều trường hợp ở giai đoạn nặng, nếu không được chữa trị kịp thời, nguy cơ tử vong tương đối cao. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người tương đối cao qua đường hô hấp.
3. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi
Hai giai đoạn chủ yếu của bệnh viêm phế quản phổi như sau:
- Viêm phế quản phổi ở giai đoạn khởi phát: biểu hiện của bệnh không quá rõ ràng, người bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hay cảm lạnh. Các triệu chứng thường gặp như: sốt nhẹ và tăng dần, kèm theo sổ mũi, hắc hơi, ngạt mũi.
- Khi chuyển sang giai đoạn khởi phát đột ngột, lúc này các triệu chứng về đường hô hấp sẽ dần xuất hiện như: Sốt cao, ho nhiều và liên tục (ho khan hoặc kèm theo có đờm), khó thở, tình trạng rối loạn tiêu hóa, nôn mửa,…
- Viêm phế quản phổi toàn phát: Lúc này bệnh đã trở nặng, xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở hệ hô hấp và có các triệu chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao nhưng vẫn không hạ sốt khi đã dùng thuốc, ho nhiều, khó thở, lòng ngực co thắt mạnh, cơ thể tím tái,….
Do bệnh có các triệu chứng gần giống khi bị mắc viêm phổi nên thường bị mọi người nhầm lẫn. Để chẩn đoán bệnh, cần thực hiện các phương pháp xét nghiệm để có thể xác định đúng chủng loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Thêm vào đó, còn có thể thêm những triệu chứng điển hình của bệnh như: Sốt cao, đau ngực, ho có đờm (thường có màu xanh hoặc màu vàng), buồn nôn, môi tím tái…
Các trường hợp viêm phế quản phổi ở trẻ em thường rất nguy hiểm, bệnh có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.Kkhi phát hiện những biểu hiện bất thường của bệnh, hãy nhanh chống đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
4. Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản phổi?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do bị virus xâm nhập, sau đó chúng phát triển thành các bội nhiễm vi khuẩn tồn tại tại phế nang và xung quanh. Trong một số trường hợp được cho là do cả virus và vi khuẩn tấn công trong cùng lúc. Các trường hợp ít gặp hơn là nhiễm trùng phế quản phổi do nấm và ký sinh trùng tấn công.
Thông thường, các yếu tố chính như môi trường ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây bệnh thì khói thuốc lá cũng tạo điều kiện phế quản bị các vi khuẩn xâm nhập. Thông qua đường hô hấp các loại virus, vi khuẩn sẽ di chuyển đến phế quản phổi làm cho chất lỏng, các tế bào bạch cầu và các mảnh vụn tồn đọng lại. Điều này dẫn đến rối loạn trao đổi khí trong phế quản.
5. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản phổi? Giải pháp?
Xã hội ngày càng phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng hơn, con người phải tiếp xúc với rất nhiều nguồn ô nhiễm kể cả khi ở nhà, khi tham gia giao thông và cho đến nơi làm việc,… Chính sự tiếp xúc thường xuyên khiến tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng nhiều hơn hẳn so với trước kia, trong đó bệnh lý thường gặp nhất là viêm phế quản. Các giải pháp có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe như:
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: giúp loại bỏ các yếu tố ô nhiễm, đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phế quản. Hãy quét dọn nhà cửa, thực hiện vệ sinh sạch sẽ đồ dùng, bụi bẩn thường xuyên,…giúp dự phòng bệnh hiệu quả.
- Không hút thuốc lá: Khói thuốc lá có nhiều chất độc gây hại cho cơ thể. Nó làm ảnh hưởng đến bản thân người sử dụng và còn cả những người xung quanh.
- Khi đi ra ngoài, bạn nên bảo hộ bản thân để hạn chế các tác nhân gây bệnh như mang khẩu trang, nón che, áo che nắng, sử dụng các bảo hộ lao động khi thực hiện các công việc có các yếu tố gây bệnh.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, năng cao sức đề kháng. Sử dụng máy lọc nước sẽ giúp bạn kiểm soát tốt nguồn nước nạp vào cơ thể, ngoài ra các loại nước điện giải cũng là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
- Một sự lựa chọn hoàn hảo giúp hạn chế các tác nhân viêm phế quản phổi trong gia đình là sử dụng các loại máy lọc không khí. Với sự tiến bộ hiện nay, các loại máy này hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu của bạn.