Sốt xuất huyết trẻ em có nguy hiểm không, điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết là bệnh vô cùng phổ biến ở Việt Nam do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nhất là vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm. Đây được xem là khoảng thời gian giao mùa, từ mùa nắng sang mưa, môi trường ẩm ướt là sẽ điều kiện thuận lợi để muỗi và đặc biệt là muỗi vằn mang bệnh sinh sản, phát triển và bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết. Trong đó trẻ em là đối tượng cần phải đặc biệt chú ý trong công tác phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết vì đây là nhóm đối tượng mắc bệnh tương đối cao tại Việt Nam. Ngoài ra, triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết trẻ em được cho rằng khá giống với COVID 19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới nên ba mẹ cần phải phân biệt rõ ràng các loại bệnh từ đó đưa ra những phương án điều trị tốt nhất cho trẻ.
Điều trị sốt xuất huyết trẻ em thế nào cho tốt?
Sốt xuất huyết trẻ em đã và đang là vấn đề gây đau đầu cho vô số các bậc cha mẹ vì hằng năm dịch sốt xuất huyết vẫn bùng phát dù đã có những biện pháp phòng chống từ chính quyền địa phương và gia đình. Dịch sốt xuất huyết trẻ em gây ra mối nguy hiểm lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, vì trẻ em có sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch rất kém so với người trưởng thành nên nguy cơ mắc bệnh cũng dễ dàng hơn, nguy hiểm hơn nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến vô số biến chứng nguy hiểm ở trẻ, thậm chí nặng hơn có thể gây ra trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị để điều trị cho bệnh sốt xuất huyết trẻ em này nên để trả lời cho câu hỏi điều trị sốt xuất huyết trẻ em như thế nào cho tốt còn là một điều khá khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tìm ra những biện pháp để phòng chống khả năng gây bệnh của muỗi vằn lên cơ thể trẻ hoặc những biến chứng nguy hiểm khi trẻ đã mắc virus gây bệnh sốt xuất huyết. Vậy cách điều trị tốt nhất là do cách chúng ta phòng ngừa và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm.
Phòng tránh sốt xuất huyết trẻ em an toàn
Hiện nay, tại Việt Nam cũng như các quốc gia ở vùng nhiệt đới vẫn chưa tìm ra được những loại vaccine điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết trẻ em. Do đó, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất đang được áp dụng bây giờ là:
Cha mẹ cần chủ động ngăn chặn sự gây hại từ các loại côn trùng, vi khuẩn trung gian truyền bệnh, như tạo dựng thói quen diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành bằng các loại thuốc chuyên dụng hoặc làm sạch nguồn nước, tránh để hồ ao ứ đọng nước tạo môi trường cho muỗi có cơ hội sinh sôi và phát triển,
Tránh để cho trẻ bị muỗi đốt, không nên cho trẻ chơi ở những nơi thiếu sáng, góc tối, ở những nơi rậm cây,… sử dụng các loại xịt muỗi chuyên dụng cho trẻ để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết trẻ em. Tập thói quen ngủ mùng để tránh trường hợp trẻ bị muỗi đốt khi ngủ
Vệ sinh môi trường sống hằng ngày, hằng tuần để đảm bảo môi trường sinh hoạt thông thoáng và sạch sẽ cho trẻ.
Đầu tư máy lọc không khí. Ngoài công dụng lọc sạch không khí, bụi bẩn, nhiều gia đình hiện nay đang dùng máy lọc khí để bắt muỗi, đây được xem là 1 tính năng vô cùng hữu ích của máy, đặc biệt trong thời điểm dịch sốt xuất huyết ở người đặc biệt sốt xuất huyết trẻ em đang bùng lên.
Cách điều trị sốt xuất huyết trẻ em
Cơ thể của trẻ có sức đề kháng yếu hơn và đặc biệt hơn so với người trưởng thành, chính vì vậy cách điều trị sốt xuất huyết trẻ em cũng cần được quan tâm và hết sức lưu ý:
Bổ sung cho trẻ nhiều nước điện giải.
Khi trẻ bị sốt, đặc biệt là bị sốt xuất huyết, sự thay đổi thân nhiệt bất thường khiến cho cơ thể trẻ rất dễ bị mất nước, bên cạnh đó là những triệu chứng khác như: chán ăn, kém uống, mệt mỏi càng làm cho trẻ dễ thiết hụt lượng nước thêm, chính vì vậy ba mẹ cần nên lưu ý và cho trẻ uống thật nhiều nước hơn mức bình thường.
Đối với trẻ từ độ tuổi dưới 5, lượng nước khuyến nghị nên bổ sung từ khoảng 500ml – 1.500ml/ngày , đối với trẻ trên 5 tuổi từ khoảng 2.000ml đến 2.500ml/ngày.
Các loại nước điện giải thích hợp bổ sung cho trẻ gồm: nước khoáng, nước ion điện giải, nước cam, nước chanh, và các loại nước ép trái cây khác. Việc bổ sung các loại nước điện giải đem đến các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ tăng sức đề kháng đánh bật virus sốt xuất huyết trẻ em
Xây dựng thực đơn hợp lý, khoa học:
Khi trẻ bị sốt xuất huyết thường xảy ra tình trạng biếng ăn, mệt mỏi. Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp, canh hoặc nấu cho thức ăn mềm, dễ nghiền, dễ nhai. Đồng thời bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây trong thực đơn của trẻ. Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ:
Khi trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết thì cần liên hệ ngay đến bác sĩ tại cơ sở y tế gần nhất để nhận điều trị. Toa thuốc kê đơn của bác sĩ gồm những loại thuốc kháng sinh hạ sốt như Paracetamol và một số loại thuốc khác. Ba mẹ cần lắng nghe sự tư vấn từ bác sĩ thật kỹ về cách điều trị sốt xuất huyết trẻ em ngay tại nhà nếu tình trạng nhẹ hoặc nếu nếu tình trạng bệnh nặng thì cần phải nhập viện ngay để bác sĩ tiện theo dõi và điều trị kịp thời.
Giữ vệ sinh cho trẻ:
Khi ở nhà cần cho trẻ ăn mặc thoải mái, thoáng mát, nới lỏng quần áo, thường xuyên lau người cho trẻ. Không nên cho tiếp xúc với nước quá lâu.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc những thông tin, giải pháp để phòng chống và điều trị sốt xuất huyết trẻ em. Hãy thực hiện ngay để bảo vệ sức khỏe bé yêu cũng như các thành viên khác trong gia đình của bạn, phòng chống căn bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm này nhé. Chúc các bạn thành công !