Sự bào mòn của viêm dạ dày tá tràng
Bệnh viêm dạ dày tá tràng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay cả trên thế giới và ở Việt Nam. Hàng năm, có khoảng hơn 70% dân số nước ta mắc căn bệnh này. Vậy viêm dạ dày tá tràng là gì? Nguyên nhân và những dấu hiệu của bệnh ra sao? Cùng tham khảo thêm thông tin của bài viết dưới đây để nhận biết bệnh sớm nhé!
1. Viêm dạ dày tá tràng là gì?
Là tình trạng vùng niêm mạc của dạ dày – tá tràng bị tổn thương, bị bào mòn làm xuất hiện các ổ loét. Nếu các ổ loét này trở nặng hơn và to ra có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Và nguy cơ bệnh nhân tử vong là rất ca do tình trạng thiếu máu nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là một căn bệnh về đường tiêu hóa có tính mạn tính, diễn biến bệnh có tính chu kỳ. Những tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng có khả năng lan rộng và lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc và vị trí các ổ loét ở dạ dày hay hoành tá tràng. Do đó, bệnh có thể được chia làm hai loại đó là viêm loét dạ dày xảy ra bên trong dạ dày và viêm loét tá tràng (xảy ra bên trong phần ở trên của ruột non – tá tràng)
Ngày nay, căn bệnh này khá phổ biến ở nước ta và đa phần là bệnh nhân viêm tá tràng (lành tính), đối với viêm dạ dày thì một số trường hợp tiến triển ác tính thành ung thư dạ dày.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày tá tràng
Dấu hiệu thường gặp của bệnh đó là người bệnh có cảm giác đau âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, bỏng rát. Cơn đau xảy ra ở vị trí thượng vị, giữa phần rốn và xương ức.
– Đau vùng thượng vị (phần bụng trên và giữa rốn, xương ức): Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ, đau dữ dội, kéo dàu từng cơn, bỏng rát. Các cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc ban đêm, có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ tùy mức độ của bệnh.
– Bụng đầy, khó tiêu hóa, chướng bụng bởi dạ dày bị tổn thương nên các hoạt động tiêu hóa bị chậm lại; kèm theo cảm giác ợ hơi, chán ăn, ăn uống kém, những cơn buồn nôn, nôn thường xuất hiện.
– Tình trạng đau bụng về ban đêm khiến người bệnh bị mất ngủ, ngủ không sâu, không đủ giấc, dẫn đến tình trạng sụt cân, người gầy đi trông thấy. Điều này cũng làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
– Những tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng thường xuyên xảy ra do dạ dày làm việc không còn hiệu quả như bình thường: táo bón, tiêu chảy…
– Vùng xương ức cảm giác nóng rát, việc đại tiện bị rối loạn…
Một số trường hợp cấp tính có thể xuất hiện các biểu hện sốt cao. Trong thời gian dài các triệu chứng mất dần đi tính chu kỳ khiến các cơn đau tăng lên và liên tục kéo dài.
3. Nguyên nhân của viêm dạ dày tá tràng
3.1 Nguyên nhân từ bên trong
– Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter pylori). Do vi khuẩn này xâm lấn và phát triển nhanh chóng và vượt trội hơn những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, chúng tiết các độc tố làm lớp niêm mạc dạ dày bị mất đi khả năng chống lại sự ăn mòn của axit và gây ra các vết loét ở dạ dày và tá tràng.
– Lạm dụng thuốc giảm đau: đối với những người bệnh được chỉ định bệnh khác sử dụng nhiều thuốc giảm đau, kháng viêm trong một thời gian dài. Các chất trong thuốc này thường có tác dụng phụ là ức chế các hoạt chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến người bệnh dễ mắc viêm loét dạ dày tá tràng hơn.
3.2 Nguyên nhân từ bên ngoài
– Thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt không điều độ, hay bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhanh, nhai không kĩ là những lý do khiến dạ dày hoạt động không đều đặn, axit dạ dày quá nhiều khi bụng đói là yếu tố tăng nguy cơ gây nên bệnh này.
– Sử dụng nhiều các chất có cồn, rượu, bia, hút thuốc lá nhiều.
– Những đối tượng thường xuyên phải chịu stress, tinh thần không thoải mái, suy nghĩ tiêu cực, hay tức giận, cáu gắt, căng thẳng đầu óc… là những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm dạ dày tá tràng bởi những lý do trên ảnh hưởng trực tiếp đến việc bài tiết dịch vị axit trong đường tiêu hóa ở dạ dày.
Một vài nguyên nhân khác gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính đó là:
– Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen
– Hệ miễn dịch yếu, bị nhiễm virut hay mắc bệnh viêm đường tiêu hóa; ruột non bị tổn thương
– Căng thẳng do các phương pháp phẫu thuật
4. Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Bệnh lý này ngày nay đã trở nên quen thuộc do việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm quá nhiều, tình trạng stress kéo dài… Nếu mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ thường xuyên khó chịu bởi những triệu chứng của bệnh gây ra dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Nếu bệnh viêm dạ dày – tá tràng không được nhận biết cũng như điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Bệnh để lâu có thể gây ra các biến chứng thường gặp như chảy máu dạ dày (xuất huyết dạ dày), thủng dạ dày, hẹp môn vị dạ dày và tệ trọng hơn đó là ung thư dạ dày.
Do đó, khi có bất kì triệu chứng bất thường nào của cơ thể, người bệnh cần chú ý theo dõi và thăm khám định kì để có phương pháp điều trị thích hợp, tránh để lại biến chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Ăn đủ bữa, đúng giờ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vào bữa ăn hàng ngày, uống thêm nước điện giải để bù khoáng chất thiết yếu cho cơ thể; ngủ ngủ giấc, tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật.