Thói quen xấu trong ăn uống có thể gây ung thư dạ dày!

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 29/12/2021 Lần cập nhập cuối: 30/12/2021

Xã hội ngày càng phát triển, mọi việc trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Một trong những tiện ích của thời đại ngày nay chính là giải quyết nhanh chóng vấn đề ăn uống của chúng ta.  Vì trở nên ngày càng dễ dàng và thuận tiện hơn, vấn đề ăn uống được giải quyết khá bừa bãi và hình thành nhiều thói quen xấu. Điều này dễ dẫn đến một trong những bệnh lý rất nguy hiểm như ung thư dạ dày. Vậy ung thư dạ dày là gì ? Nguyên nhân và triệu chứng?

Thói quen xấu trong ăn uống có thể gây ung thư dạ dày!

 

Ung thư dạ dày là gì ?

Ung thư dạ dày là tình trạng tại dạ dày, các tế bào phát triển không bình thường, mất kiểm soát, dẫn đến hình thành những khối u ác tính. Những khối u ác tính này có thể phát triển và lây lan sang các vị trí xung quanh, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, thậm chí dẫn đến tử vong.

Đây là một bệnh ác tính khá phổ biến trong xã hội ngày nay do thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Bệnh này khó có thể phát hiện được vì trong những giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng gì rõ ràng, thường bị nhầm sang các bệnh dạ dày khác. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để có thể phát hiện bệnh từ sớm, chữa trị sớm sẽ có khả năng khỏi bệnh cao hơn.

Ung thư dạ dày gồm 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư mới nằm ở niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Lớp thứ 2 của dạ dày đã bị các tế bào ung thư thâm nhập vào, nhưng các triệu chứng còn mơ hồ, chưa xuất hiện rõ ràng và các tế bào ung thư cũng chưa lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày, các triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng hơn: buồn nôn, đau bụng…..
  • Giai đoạn 3: Các cơ quan khác trong cơ thể đã bắt đầu bị các tế bào ung thư xâm nhập.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng ở bệnh, lúc này , các tế bào ung thư đã di căn ra khắp các bộ phận trong cơ thể và gần như không có hi vọng chữa trị.

Nguyên nhân ung thư dạ dày

– Thói quen ăn uống (Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này):

  • Ăn mặn : Thói quen ăn mặn, nhiều muối, đặc biệt là các món đồ muối chua hay các đồ ăn chế biến sẵn, dẫn đến lượng muối đưa vào trong cơ thể quá nhiều, làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải. Ăn quá mặn không những gây nên những bệnh lý về huyết áp, tim mạch mà còn dễ dẫn đến ung thư dạ dày do muối thúc đẩy quá trình hoạt động của vi khuẩn HP (một loại vi khuẩn gây ra viêm loét niêm mạc dạ dày)
  • Ăn quá nhanh: Thói quen này dễ khiến cho dạ dày bị tổn thương do thức ăn chưa được nhai kỹ, các enzim trong nước bọt chưa kịp tiết ra chất bôi trơn cũng như phân hủy thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Dạ dày gặp khó khăn trong quá trình tiết ra dịch vị để tiêu hóa làm cho thức ăn bị ứ đọng lại tại dạ dày, khiến cho dạ dày bị quá tải, lâu ngày dẫn tới ung thư dạ dày.

– Nhiễm vi khuẩn HP: Việc thường xuyên đi ăn ở ngoài quán ăn, nhà hàng không đảm bảo vệ sinh hoặc dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.

– Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ: Vì giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, nên nếu không được kiểm tra thì nhiều người sẽ không thể phát hiện ra bệnh trạng của bản thân được. Nhiều người đến khi kiểm tra ra bệnh trạng của mình thì đã bước sang những giai đoạn nguy hiểm.

– Yếu tố di truyền: Tỉ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc bệnh là khá cao. Vì vậy nên kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như khám sàng lọc để có thể phát hiện kịp thời nếu mình không may mắc bệnh.

– Người bị viêm dạ dày mạn tính: do các vết loét sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, người viêm dạ dày mạn tính có khả năng bị ung thư dạ dày cao.

– Người bị thiếu máu: Theo khảo sát của các chuyên gia y tế, những người bị thiếu máu ác tính cũng rất dễ mắc bệnh.

– Do nhóm máu: Theo nghiên cứu, nhóm máu O có khả năng mắc bệnh cao hơn các nhóm máu khác lên đến 30%. Không chỉ ung thư dạ dày, nhóm máu O còn dễ mắc các bệnh về tiêu hóa do cấu tạo màng tế bào nhóm máu O hấp dẫn vi khuẩn Helicobacter gây thương tổn cho dạ dày.

– Môi trường sống: Môi trường sống bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này.

– Người từng phẩu thuật dạ dày: Người tùng phẩu thuật cũng như cắt một phần dạ dày có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác.

– Những thói quen xấu: Uống rượu bia, hút thuốc lá hay thức khuya cũng là những nguyên nhân nghiêm trọng, dễ dàng đến căn bệnh dạ dày này.

Dấu hiệu ung thư dạ dày

Sau đây chúng tôi xin nhắc đến một số dấu hiệu ung thư dạ dày như sau:

  • Những cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trở nên trầm trọng và dù cho uống thuốc cũng không thuyên giảm.
  • Đầy bụng, sưng bụng bất thường sau khi ăn, xuất hiện cảm giác khó chịu, buồn nôn, nôn ra máu.
  • Chán ăn, khi ăn có cảm giác thức ăn nghẹn trong cổ họng, sụt cân nhanh chóng.
  • Đi ngoài ra phân đen hoặc trong phân có lẫn máu.

Thói quen xấu trong ăn uống có thể gây ung thư dạ dày!

Giải đáp thắc mắc

Ung thư dạ dày có di truyền

Theo một số nghiên cứu khoa học:

  • Nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh nguy hiểm này là do viêm teo dạ dày mãn tính ( có khuynh hướng di truyền). Gen gây nên bệnh này có khả năng di truyền từ mẹ sang con lên đến 48%.
  • Một số hội chứng có tính di truyền : ung thư đại tràng không đa polyp, bệnh đa polyp tuyến,… có liên quan đến ung thư dạ dày.

Nếu trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh ung thư dạ dày, bạn có khả năng cao mắc bệnh do cùng gen và điều kiện sinh hoạt khá giống nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy ung thư dạ dày có thể di truyền.

Ung thư dạ dày có nguy hiểm không ?

Ung thư dạ dày là căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư phổi và ung thư gan và đang có xu hướng trẻ hóa. Mỗi năm, nước ta có hơn 17000 người mắc căn bệnh nguy hiểm này. Và con số đang tăng lên theo từng năm. Ung thư dạ dày có thể gây ra những biến chứng như : tràn dịch dạ dày, tràn dịch màng phổi, da và xương bị hoại tử, tắc nghẽn dạ dày, vàng da,….

Ung thư dạ dày ăn gì ?

  • Cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Chế độ ăn uống cần hợp lý, khoa học và phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh.
  • Nên ăn những thức ăn mềm như súp, canh, cháo, đồ ăn xay nhiễu.
  • Tránh các loại đồ ăn chua cay, thực phẩm có thể làm hư bề mặt dạ dày như rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga,…
  • Tránh ăn thực phẩm khô cứng.
  • Không nên uống sữa vì men sữa có thể có hại cho dạ dày.
  • Cắt giảm các thực phẩm có chứa đường như bánh, kẹo,…
  • Thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Cách chế biến thực phẩm nên tham khảo lời khuyên từ các bác sĩ, chuyên gia.
  • Mỗi ngày uống thêm nước điện giải, nước điện giải không chỉ có tác dụng bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể , nước điện giải còn có thể trung hòa bớt axit, đưa độ pH trong dạ dày về mức bình thường. Ngoài ra, trong nước điện giải còn có ion H+ giúp bảo vệ dạ dày tốt hơn.

Bên cạnh vấn đề ăn uống, môi trường sống cũng là một vấn đề nên được quan tâm hàng đầu. Không có cá thể nào có thể phát triển khỏe mạnh trong một ô trường bị ô nhiễm. Bản thân mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân mình . Sử dụng máy lọc không khí có thể làm trong sạch không gian sống của bản thân, tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong không khí, đồng thời lại bỏ các loại bụi mịn và mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, máy lọc nước vừa giúp bạn sử dụng được nguồn nước tiện nghi hơn, sạch sẽ hơn, thuận tiện hơn, đồng thời còn góp phần bảo vệ đường tiêu hóa của bạn khỏi những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Bài viết mới