Thông tin về suy tim sung huyết không chữa được là sai
Suy tim sung huyết là một dạng của suy tim mạn tính, đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến bệnh tiến triển nặng lên và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều thông tin suy tim sung huyết không thể chữa trị là đúng hay sai? Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1 Suy tim sung huyết là gì?
Suy tim sung huyết (hay còn được gọi là suy tim mạn tính, suy tim ứ huyết, suy tim) đây là một dạng bệnh lý mạn tính xảy ra khi tình trạng tim hoạt động không còn hiệu quả, cơ tim co bóp không đủ lượng máu đi nuôi các cơ quan và mô trong cơ thể. Tình trạng này dẫn đến việc máu ứ đọng tại tim, phổi và các chất lỏng bị tích tụ lại trong các mô cơ, gây ra các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho, phù cho người bệnh.
Các dạng suy tim sung huyết:
Theo vị trí thì có 03 dạng chính như sau:
- Suy tim trái: là tình trạng hoạt động kém hiệu quả của tâm thất trái. Điều này làm cho máu ứ lại tâm thất trái và ứ máu tại phổi do máu từ phổi đổ về tâm nhĩ trái khó khăn.
- Suy tim phải: là tình trạng tâm thất phải hoạt động không hiệu quả. Hậu quả làm giảm lượng máu bơm lên phổi, gây ứ máu phải và cản trở máu trở về buồng tim phải.
- Suy tim toàn bộ: là tình trạng suy yếu chức năng ở cả tim phải và tim trái. Thông thường nếu không được điều trị kịp thời, những bệnh nhân này sẽ mắc suy tim sung huyết trái trước sau đó mới chuyển qua bên phải.
2 Dấu hiệu suy tim sung huyết
Ở từng giai đoạn bệnh khác nhau, người bệnh có thể có các dấu hiệu sau:
- Các dấu hiệu ban đầu thường gặp là tình trạng khó thở: ban đầu sẽ khó thở ít, sau đó vận động nhiều mới khó thở, khi ở giai đoạn muộn có thể cảm thấy khó thở ngay cả trong lúc nghỉ ngơi.
- Ho có thể kéo dài (ho khan, thở khò khè) nguyên nhân là do ứ huyết ở phổi, nhiều trường hợp có thể ho ra máu.
- Phù nề: nguyên nhân là do ứ trệ dịch ở các bộ phận của cơ thể làm cho các chi dưới phù (thường là sưng mắt cá chân, bàn chân).
- Cơ thể có cảm giác mệt mỏi: Do không đảm bảo nhu cầu oxy cung cấp cho cơ thể dẫn đến chỉ tập trung máu cho những cơ quan quan trọng.
Ngoài ra, còn có thể có những biểu hiện sau: tình trạng khó thở nhiều người bệnh phải ngồi dậy để thở, người vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, chân tay lạnh,…đây là một trong những triệu chứng suy tim trái có dấu hiệu bị phù phổi, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
3 Suy tim sung huyết uống thuốc gì?
Để điều trị suy tim xung huyết người bệnh cần kết hợp việc cải thiện lối sống (như sử dụng máy lọc không khí để có thể tạo ra môi trường sạch, hạn chế bụi bẩn) những yếu tố có khả năng hồi phục cần được chú ý đến, sử dụng thuốc, ghép tim và những biện pháp điều trị cơ học.
- Sử dụng thuốc điều trị: sử dụng thuốc điều trị suy tim theo chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: người bị bệnh nên giảm lượng muối, lượng nước nạp vào cơ thể để không bị tích nước và có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh (có thể sử dụng máy lọc nước, nước điện giải, đảm bảo lượng nước nạp vào cơ thể an toàn, khỏe mạnh). Nên ăn nhiều loại rau và các loại trái cây tươi để giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tập thể dục: Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện tình trạng cơ thể của người bệnh. Người bệnh nên tham khảo các ý kiến chuyên gia để có thể thực hiện các bài tập phù hợp và an toàn.
- Thực hiện điều trị tích cực những nguyên nhân dẫn đến bệnh: nhằm làm giảm tiến triển của bệnh cũng như làm giảm các triệu chứng bệnh, nhiều biện pháp được đưa ra phù hợp với từng tình trạng bệnh lý của bệnh nhân như: phẫu thuật, thay van tim, ghép tim…
5 Giải đáp thắc mắc
5.1 Suy tim xung huyết có phải suy tim nặng không?
Suy tim sung huyết là một dạng suy tim mạn tính, có nhiều nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt khi bạn có một trong các yếu tố sau đây, còn làm cho tình trạng nặng hơn:
- Huyết áp cao: bị cao huyết áp dẫn đến hoạt động quá sức hơn.
- Bệnh động mạch vành: Khi bị hẹp động mạch có thể làm cản trở nguồn cung cấp máu giàu oxy cho tim, điều này làm cho cơ tim yếu đi.
- Đau tim: tim không thể co bóp tốt.
- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh về động mạch vành.
- Sự ngưng thở khi ngủ: Tim yếu đi theo thời gian nếu trong lúc ngủ khả năng thở không bình thường của bạn dẫn đến việc lượng oxy bị giảm và nhịp tim trở nên bất thường.
5.2 Suy tim sung huyết có phải không chữa được không?
Tim mạch là cơ quan hết sức quan trọng của cơ thể, suy tim sung huyết là một chứng bệnh rất nguy hiểm. Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan đối với tình trạng sức khỏe của mình. Trong trường hợp phát hiện sớm, nên được điều trị ngay để có thể đạt được kết quả tốt nhất, nếu chủ quan có thể gây suy tim cấp, suy tim độ hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng. Một điều cần hết sức lưu ý là người bị mắc bệnh này cần phải tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện lối sống lành mạnh để có thể trì hoãn được tiến triển của bệnh, kéo dài được tuổi thọ cho trái tim của bạn.