Tính cấp bách của việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay
Người cao tuổi là nhóm đối tượng có thể trạng sức khỏe đặc biệt, cần phải có cách chăm sóc khác hơn so với những nhóm lứa tuổi khác. Có thể nói, những người cao tuổi có xu hướng bị đa rối loạn mạn tính và cũng có những vấn đề về nhận thức, xã hội hoặc chức năng, so với những lứa tuổi khác họ có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cao hơn và sử dụng một lượng lớn các nguồn lực chăm sóc sức khoẻ. Trong giai đoạn đại dịch Covid 19 hiện nay, nhóm lứa tuổi này còn có nguy cơ bị mắc bệnh rất cao và thường mắc phải những bệnh nền, chính vì vậy cần chú trọng và nhìn nhận tính cấp bách của việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong thời buổi này. Hãy cùng tìm hiểu và truyền đạt những thông điệp cho những người thân yêu để đưa ra những giải pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả nhất nhé!
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Vấn đề chăm sóc sức khỏe hiện đang là mối quan tâm lớn nhất của con người. Tùy thuộc vào từng lứa tuổi sẽ có những phương pháp chăm sóc khác nhau. Đối với nhóm người cao tuổi chúng tôi xin chia ra làm 3 nhóm tuổi: U40, U50 và U70 để dễ dàng đưa ra những nhận định phù hợp với tâm sinh lý, thể trạng từng giai đoạn trong nhóm người cao tuổi.
Chăm sóc sức khỏe tuổi 40
Qua tuổi 40, cơ thể chúng ta bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa do tuổi tác, vì vậy làm thế nào để duy trì vẻ đẹp và sức khỏe ở độ tuổi tứ tuần này là điều mà chị em phụ nữ lẫn đấng mày râu vô cùng quan tâm.
Đối với phụ nữ: Những thay đổi rõ rệt mà người 40 tuổi có thể nhận thấy được trên chính cơ thể của họ là thay đổi nội tiết tố ở nữ từ đó ảnh hướng đến ngoại hình, làn da và tâm trạng. Không những thế, sự năng động và sức mạnh cũng dần bị suy giảm, các dấu hiệu lão hóa về xương khớp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình vận động của người bắt đầu từ 40 tuổi trở đi. Rối loạn kinh nguyệt xảy ra thường xuyên ở thời kì tiền mãn kinh khiến cho da vẻ sạm đi rất nhiều, tóc cũng bị rụng và xơ cứng. Thời kì tiền mãn kinh cũng khiến cho phụ nữ tâm trạng không thoải mái, ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, dễ sụt cân và mất ngủ thường xuyên; về lâu dài có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Đối với nam giới: Không riêng gì phụ nữ, cơ thể nam giới cũng bị ảnh hưởng sau độ tuổi 40, biểu hiện là tình trạng lão hóa theo độ tuổi. Đặc biệt, đối với những người sử dụng nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia… thì giai đoạn này cũng có thể mắc những căn bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.
Để giảm nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở tuổi 40 cần được nhận thức và quan tâm từ sớm.
Chăm sóc sức khỏe phụ nữ U50
Đối với phụ nữ, tuổi 50 là một cột mốc quan trọng khi họ nhận thấy cơ thể mình xuất hiện nhiều nếp nhăn và tóc bạc hơn. Đây cũng là giai đoạn mà phụ nữ cần nghiêm túc xem xét lại thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình, và thực hiện một số thay đổi tích cực tốt cho sức khỏe.
Phụ nữ tuổi 50 hầu hết đều bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Khi kinh nguyệt không còn phụ nữ thường có nguy cơ mắc phải các bệnh tật về xương khớp hay tim mạch. Một số chị em phụ nữ làm công việc nội trợ còn cảm thấy cô đơn, hiu quạnh, trống trải trong chính căn nhà của họ. Hầu hết ở độ tuổi này, con cái đã trưởng thành và ra ngoài làm việc, chính vì vậy tâm lý phụ nữ U50 sẽ dễ dàng tủi thân, lo sợ tuổi già và nhiều lúc nhạy cảm hơn rất nhiều với những sự việc xảy ra. Về lâu dài, tình trạng tâm lý sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, họ dễ bị sụt cân, rụng tóc, rối loạn giấc ngủ, dễ bị bệnh do sức đề kháng yếu. Xây dựng một chế độ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong giai đoạn này cần được chú ý để đảm bảo về mặt thể chất lẫn tinh thần, khi tinh thần thoải mái thì chất lượng thể chất cũng dần được cải thiện.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từ 70
So với hai độ tuổi trước, độ tuổi 70 là độ tuổi cần được sự quan tâm nhiều nhất về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nhiều người ở tuổi từ 70 thường xảy ra tình trạng ốm đau và mất người thân. Ngoài việc thu hẹp giao tiếp với xung quanh dần dần họ cũng bớt tham gia vào công tác của các tổ chức xã hội do sức khỏe không cho phép. Người từ 70 trở lên thì chu trình chăm sóc phức tạp hơn rất nhiều do luôn tiềm ẩn những nguy cơ mắc một số bệnh không báo trước. Đó là lý do mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở độ tuổi 70 trở lên là cực kỳ quan trọng.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Tham gia các hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội đem đến cho người cao tuổi tinh thần thoải mái và vui vẻ, xua tan được mệt mỏi vì tuổi tác. Đây được xem là cơ hội để họ được tiếp xúc và tham gia các hoạt động cùng với những người cùng nhóm tuổi xung quanh. Cần phải tạo điều kiện để nhóm người lớn tuổi tham gia các hoạt động xã hội đa dạng như: tập thể dục, thể thao, tập dưỡng sinh cho người già, các lễ hội, hội họp cho người lớn tuổi tại địa phương…
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đến độ tuổi tứ tuần, khẩu vị của người cao tuổi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tuổi tác. Họ thường gặp nhiều vấn đề gây khó khăn trong việc ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể, khẩu vị thay đổi, chán ăn. Chính vì thế, cần thiết xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người cao tuổi để đảm bảo cơ thể trao đổi chất và cải thiện tình trạng sức khỏe.
Chia nhỏ các bữa ăn chính, phụ phù hợp, ăn chậm nhai kỹ thức ăn để tăng khả năng tiêu hóa thức ăn.
Đối với nhóm người mắc các căn bệnh như béo phì, tiểu đường hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch cần cắt giảm lượng đường bột trong thức ăn, thay thế chất tạo ngọt bằng các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên.
Bổ sung nước điện giải cho cơ thể theo nhu cầu
Hạn chế ăn thịt mỡ, nội tạng động vật và nên thay vào đó là các loại thực vật cung cấp nhiều chất đạm như vừng, lạc, đậu đỗ, nấm, rau xanh, trái cây.
Chế biến các món hấp, luộc để cắt giảm lượng dầu mỡ trong món ăn
Chỉ ăn vừa đủ, không ăn quá no có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa
Quan tâm đến giấc ngủ
Tạo thói quen chăm sóc sức khỏe mỗi ngày, đây được xem là một quá trình dài chứ không phải ngày một ngày hai nên cần sự cố gắng từ chính người cao tuổi và gia đình.
Trò chuyện thăm hỏi thường xuyên
Người cao tuổi thường gặp vấn đề về tâm lý thất thường, họ dễ tủi thân và mệt mỏi, cô đơn. Do đó, sự thăm hỏi, trò chuyện thường xuyên từ con cháu, người thân là một liều thuốc tinh thần để giải tỏa những năng lượng tiêu cực của họ. Hãy dành sự quan tâm đặc biệt cho chính cha mẹ, ông bà của mình sau đó là những người lớn tuổi xung quanh. Những buổi dã ngoại, chuyến du lịch vào dịp cuối tuần, nghỉ lễ có thể tạo không khí vui vẻ cho người lớn tuổi. Hãy cố gắng sắp xếp thời gian để thể hiện sự quan tâm cho gia đình hơn bạn nhé!
Cần khám sức khỏe định kì
Thăm khám sức khỏe định kì giúp người cao tuổi nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình như thế nào. Việc khám sức khỏe định kì vô cùng quan trọng và đặc biệt đối với nhóm tuổi này thì lại càng chú trọng hơn nữa. Kết quả từ những lần khám định kì giúp người cao tuổi lẫn người chăm sóc phát hiện kịp thời những chuyển biến xấu trong cơ thể người cao tuổi, chức năng của các cơ quan có hoạt động ổn định hay không, từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm một cách chuẩn xác và nhanh chóng. Ngoài ra việc khám sức khỏe định kì còn tạo nên sự yên tâm cho chính bệnh nhân và gia đình. là cơ hội được tiếp xúc và tiếp nhận lời khuyên từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Hiện nay, một số người cao tuổi còn khá e dè trong việc khám sức khỏe định kì do ngại đến bệnh viện tiếp xúc với bác sĩ cùng các máy móc hiện đại; hoặc do hoàn cảnh gia đình bận rộn không thu xếp được thời gian… Cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc khám chữa bệnh định kì này để có thể chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả và khoa học.
Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Các chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Hiện nay để tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đã có rất nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được đề xuất. Hầu hết các chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi này do Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định phê duyệt nhằm nâng cao sức khỏe người cao tuổi, đảm bảo thích ứng với già hóa dân số tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hệ thống y tế phát triển đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng đặc biệt này.