Ung thư phổi giai đoạn cuối có phải là giai đoạn nguy hiểm nhất không?

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 27/12/2021 Lần cập nhập cuối: 27/12/2021

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ người mắc bệnh tử vong khá cao. Ở giai đoạn đầu thì bệnh có rất ít triệu chứng, khó phát hiện mình mắc bệnh và có thể nhầm lẫn với những bệnh khác về đường hô hấp. Thực tế có những bệnh nhân khi phát hiện thì đã mắc bệnh ở giai đoạn cuối. Vậy ung thư phổi giai đoạn cuối là gì và đó có phải giai đoạn nguy hiểm nhất không?

1. Ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi là căn bệnh khi các khối u ác tính xuất hiện và phát triển nhanh chóng trong các tế bào phổi. Giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm của bệnh với những triệu chứng biểu hiện rõ ràng và liên tục.

Ung thư phổi giai đoạn cuối có phải là giai đoạn nguy hiểm nhất không?
Ung thư phổi giai đoạn cuối có thể chữa được hay không còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố

2. Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn cuối

Người bệnh ở giai đoạn cuối có những dấu hiệu và triệu chứng khá rõ ràng, liên tục xuất hiện. Với những triệu chứng cơ bản như ho, khó thở, khàn giọng xuất hiện nhiều dần. Bên cạnh đó, người mắc bệnh ở giai đoạn cuối cảm giác khó khăn, đau đơn khi ăn, đặc biệt là lúc nuốt; sốt kéo dài; đau tức ngực thường xuyên, thở gấp, không đều.

Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện trên toàn thân, có dấu hiệu trầm cảm, không muốn ăn, mất ngủ, đau nhức các cơ lưng, vai, cánh tay; mặt bị sưng, mi mắt sụp…

3. Bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?

Trong những năm gần đây, số ca bệnh ung thư phổi ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chính là do người bệnh hút thuốc, sống trong môi trường không khí độc hại như khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với các chất độc lại như phóng xạ, kền, các chất sinh ra trong khi chưng cất hắc ín…

Tuy nhiên ung thư phổi hay bất kì bệnh ung thư nào khác không phải là bệnh truyền nhiễm nên không bị lây bất kể ở giai đoạn nào của bệnh. Nguyên nhân là do các tế bào đột biến chứ không phải do vi khuẩn hay vi rút. Do đó, ung thư phổi là bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

4. Ung thư phổi giai đoạn cuối nên ăn gì?

Đối với những bệnh nhân giai đoạn cuối, yếu tố dinh dưỡng là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe cũng như hỗ trợ các quá trình điều trị. Bệnh nhân cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như môi trường sống lành mạnh để tăng cường thể lực, giúp cho các phương pháp điều trị được hiệu quả hơn.

Nguyên tắc trong dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư phổi là cần đảm bảo đủ chất, đủ lượng và phù hợp với giai đoạn của bệnh. Sau đây là một số gợi ý lựa chọn thực phẩm giúp người bệnh cải thiện chế độ dinh dưỡng:

– Ăn các đồ ăn nhạt: vì đồ ăn mặn chứa nhiều muối làm cho tình trạng bệnh xấu đi. Hơn nữa còn có nguy cơ phát sinh thêm nhiều bệnh khác như thận, huyết áp…

– Ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại củ: đây là nguồn chứa nhiều các chất chống oxy hóa, chất xơ, khoáng chất, vitamin A và C cung cấp năng lượng cho cơ thể; ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung khoáng chất bằng nước điện giải; các loại rau như rau cải, súp lơ, khoai lang…

Ung thư phổi giai đoạn cuối có phải là giai đoạn nguy hiểm nhất không?
Các loại rau xanh, củ quả bổ sung nhiều chất xơ, khoáng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

– Thực phẩm giàu protein như các loại thịt nạc, trứng, sữa, các sản phẩm làm từ sữa ít chất béo như sữa chua, phomai…

– Sử dụng nguồn chất béo lành mạnh: Người bệnh cần hạn chế những thực phẩm chiên rán, dầu mỡ. Có thể bổ sung chất béo lành mạnh gồm bơ, dầu oliu, dầu hạt cải, các loại hạt nguyên cám

Ung thư phổi giai đoạn cuối có phải là giai đoạn nguy hiểm nhất không?
Các loại hạt ngũ cốc, nguyên cám là nguồn chất béo lành mạnh cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

– Trà xanh: chứa polyphenol có tính chống oxy hóa tốt giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u ác tính.

5. Ung thư phổi giai đoạn cuối đau như thế nào?

Ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư phổi, do các mô phổi bình thường bị các khối u xâm nhập và phá hoại, khiến dây thần kinh xung quanh bị chèn ép, phá hủy; các mô từng phần thiếu máu, máu không lưu thông. Vì vậy, người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng và với tần suất nhiều hơn. Bệnh nhân sẽ thường bị sốt kéo dài dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi. Các cơn đau nhức toàn thân luôn tái phát, xuất hiện hiện tượng xuất huyết. Người bệnh sẽ không có chút sức lực nào, cân nặng cũng giảm nhanh đáng kể và không muốn ăn uống gì, khi ăn thường cảm thấy buồn nôn, khó ăn…

6. Giải đáp thắc mắc

6.1 Thuốc giảm đau ung thư phổi giai đoạn cuối

Bên cạnh các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi, các loại thuốc giảm đau cũng có công dụng trong việc hỗ trợ giảm đau các triệu chứng ngoại do bệnh gây ra. Có thể kể đến như paracetamon, aspirin, hay những thuốc giảm đau liều mạnh hơn giúp tác động vào thần kinh trung ương như morphine. Đối với morphine thì được áp dụng cho bệnh nhân có hiện tượng đau nặng và đặc biệt là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Tuy nhiên dù bất kì loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ nhất định, vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tránh những rủi ro đối với sức khỏe cũng như quá trình điều trị.

6.2 Vượt qua ung thư phổi giai đoạn cuối

Đối với những người bệnh ở giai đoạn cuối, dù tỉ lệ sống không cao nhưng trên thực tế, với sự phát triển và tiến bộ của y học thì có các phương pháp điều trị có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh. Người bệnh cần thực hiện đúng theo các chỉ định và phương pháp điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, suy nghĩ tích cực, lạc quan cũng là yếu tố quan trọng góp phần giúp người bệnh vượt qua.

6.3 Ung thư phổi giai đoạn cuối sống bao lâu?

Theo các nghiên cứu, thời gian sống của người bệnh ung thư phổi phụ thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh. Với người bệnh ở giai đoạn cuối, thường thì các khối u đã di căn sang bộ phận khác nên thời gian sống có thể từ khoảng 06 đến 18 tháng tùy sức khỏe người bệnh, nếu được điều trị tốt và sức khỏe người bệnh đáp ứng thì thời gian sống có thể dài hơn.

6.4 Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

Ở giai đoạn cuối, bệnh có thể chữa được hay không còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để điều trị hết triệt để bệnh thì rất khó nhưng y học hiện đại ngày nay có các phương pháp có thể kéo dài thời gian sống và giúp giảm các triệu chứng, hạn chế sự phát triển của các khối u và tình trạng di căn sang vị trí khác.

Bài viết mới