Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến hiện nay ở nước ta và trên cả thế giới. Với hai tình trạng bệnh đó là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Đặc biệt, viêm dạ dày mạn tính là tình trạng bệnh kéo dài lâu năm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
1. Viêm dạ dày mạn tính là gì?
1.1 Khái niệm
Viêm dạ dày mạn tính (viêm dạ dày mãn tính) là tình trạng xuất hiện những tổn thương và vết loét ở niêm mạc dạ dày, kéo dài nhiều năm. Đối với bệnh mạn tính thường có quá trình tiến triển chậm, vết tổn thương chỉ cư trú tại vùng nhất định hoặc có thể lan tỏa trong niêm mạc dạ dày.
Niêm mạc dạ dày là vị trí lớp lót của dạ dày, có cấu tạo để bảo vệ các mô cơ của dạ dày giúp ngăn cản dịch vị tiêu hóa bị hưởng, ăn mòn các tế bào và cơ xung quanh dạ dày.
1.2 Nguyên nhân gây ra bệnh
Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
– Do yếu tố tự miễn của dạ dày, lớp bảo vệ dạ dày bị phá hủy bởi hệ miễn dịch tự động, do đó làm tăng nguy cơ thiếu máu và dẫn tới ung thư.
– Ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau không có chứa steroid
– Ảnh hưởng bởi môi trường hóa chất độc hại, có nhiều kim loại nặng
– Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, lối sống sinh hoạt không khoa học.
– Thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng, mệt mỏi
– Thường xuyên uống rượu, bia, sử dụng thuốc lá
– Đặc biệt là do vi khuẩn Hp – một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm dạ dày mãn tính. Do loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể rồi khu trú trong dạ dày sẽ tiết ra các chất độc làm bào mòn lớp niêm mạc, tạo nên những vết loét, lỗ hở gây tổn thương dạ dày.
2. Viêm dạ dày mạn tính nguy hiểm thế nào?
Viêm dạ dày mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng, gây những cảm giác khó chịu cho người bệnh với những triệu chứng thường gặp sau đây:
– Thường xuyên xuất hiện các cơn đau bụng vùng trên, vùng thượng vị; cơn đau thường kéo dài hoặc đau âm ỉ, đặc biệt là khi đói.
– Sau mỗi bữa ăn thường có cảm giác đầy hơi, bụng chướng, cảm giác căng tức, không thoải mái.
– Hay bị ợ chua hoặc ợ nóng kèm cảm giác buồn nôn, nôn.
– Hệ tiêu hóa bị rối loạn, táo bón, tiêu chảy. Đi ngoài có khi lẫn máu tươi, màu phân sẫm.
– Lưỡi xuất hiện nhớt vàng bám dày hoặc màu đỏ.
– Thường có cảm giác đắng miệng, khô miệng
– Ăn uống kém, không ngon miệng, không muốn ăn dẫn đến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, người gầy dần và xanh xao.
– Tâm lý bị thay đổi bất thường, hay tức giận, cáu gắt, ngủ không ngon và sâu giấc
Với diễn biến bệnh âm thầm, dai dẳng, nếu không được phát hiện sớm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm:
– Hẹp môn vị dạ dày
Bị bệnh trong thời gian dài làm cho các tổ chức tá tràng dần xơ hóa, dẫn đến biến chứng hẹp môn vị, thường xuất hiện khi vị trí vết loét ở đường cong nhỏ gần môn vị.
– Niêm mạc dạ dày teo
Tiết axit tiêu hóa thức ăn và để bảo vệ dạ dày khỏi sự ăn mòn của axit là nhiệm vụ chính của lớp niêm mạc. Khi tình trạng bệnh viêm dạ dày diễn ra lâu dài cõ nghĩa niêm mạc dạ dày cũng bị tổn thường trong thời gian khá lâu, chúng sẽ mất khả năng tự phục hồi và dần bị teo lại. Sự viêm teo này có thể khiến cơ thể người bệnh bị thiếu vitamin B12, bị thiếu máu và rối loạn tâm thần.
– Thủng dạ dày
Tình trạng viêm dạ dày mãn tính sẽ khiến xuất hiện các vết loét sâu bên trong dạ dày. Sau thời gian dài, dịch vị có lượng axit dày đặc trong dạ dày bị tác động, niêm mạc và tổ chức các cơ bị ăn mòn và gây nên hiện tượng thủng dạ dày.
– Ung thư dạ dày
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà viêm dạ dày mạn tính gây nên, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
3. Viêm dạ dày mạn tính thường đau vị trí nào?
Do nằm trong vị trí dạ dày nên những bệnh nhân mắc viêm dạ dày mãn tính thường bị đau vùng bụng trên, vùng thượng vị. Đặc biệt, những vị trí này thường đau và nóng rát sau khi ăn hoặc ăn các gia vị cay, nóng, thực phẩm gây kích ứng; uống rượu, bia nhiều.
Do vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Những thực phẩm người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình như:
– Thực phẩm giúp giảm sự tiết dịch axit của dạ dày như trái dưa hấu, chuối xanh, rau bina…
– Thực phẩm giúp trung hòa axit như trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa (phomai)
– Thực phẩm giúp giảm viêm như mật ong, nghệ, nha đam…
– Thực phẩm có tính chất thấm hút dịch axit dạ dày như bánh mì, bánh quy, yến mạch… (thường ăn khi đói)
– Các thực phẩm bổ sung chất khoáng, năng lượng cho cơ thể người bệnh như nước điện giải, các loại trái cây mọng (tránh những loại trái cây vó vị chua như cam, chanh, xoài, cóc…)
Ngoài ra, người bệnh viêm dạ dày mạn tính cần tránh những đồ ăn gây kích ứng thành niêm mạc dạ dày như các đồ ăn gia vị cay nóng, đồ ăn cứng, khô, thực phẩm lên men, đồ chế biến sẵn, đóng hộp; đồ uống có gas, có cồn, chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
Thêm vào đó, người bệnh nên có kế hoạch cho bữa ăn khoa học: chai nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no; không nên nằm hay vận động mạnh ngay sau khi ăn; không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, hạn chế ăn khuya để dạ dày không phải làm việc vất vả dẫn đến viêm dạ dày nặng hơn.