Viêm màng bồ đào là bệnh gì? Các triệu chứng khi mắc bệnh viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là gì? Bệnh này thường ít thấy nhưng vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân diễn biến xấu bởi người bệnh chủ quan. Nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm màng bồ đào: chấn thương, viêm nhiễm và tự nhiễm. Nhưng đây có lẽ không phải là bệnh lý bị ảnh hưởng nhiều đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ rất dễ bị tái phát và nguy hiểm hơn là dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là gì?
Đầu tiên màng bồ đào sẽ có chức năng nuôi mắt, bài tiết thủy dịch và duy trì tế bào nón, tế bào que. Mống mắt phía trước có thể mi ở giữa và hắc mắt ở vùng phía sau là 3 thành phần tạo nên màng bồ đào. Một trong ba thành phần trên nếu bị viêm thì gọi đó là viêm màng bồ đào. Đây được coi là bệnh lý phổ biến, căn nguyên nhiều phức tạp và gây nên tổn thương sâm sàng năng nề. Bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và rất dễ bị tái phát và dẫn đến bệnh mù lòa vĩnh viễn.
Vậy nguyên nhân nào gây nên viêm màng bồ đào?
Khi mống mắt, hắc mạc và thể mi bị viêm nhiễm. Bệnh này có nhiều nguyên nhân gây phức tạp và đan chéo lẫn nhau. Trong số đó một số nguyên nhân gây nên bệnh phổ biến sau:
- Bệnh tự miễn: nghĩa là trong cơ thể có kháng thể chống màng bồ đào.
- Phát từ những bệnh toàn thân: Sarcoidose, Behcet, Collagenose bệnh máu và da liễu.
- Viêm nhiễm: Bởi vi khuẩn tụ cầu lậu cầu và liên cầu, virus Herpe, nấm Candida, trực khuẩn mủ xanh và ký sinh trình toxoplasma Gondii.
- Bị nhiễm độc: từ hóa chất, thức ăn,..
- Bị chấn thương: Chấn thương thường xuyên và chấn thương đụng dập đến viêm màng bồ đào.
Các loại viêm màng bồ đào
Những loại viêm bồ đào
- Viêm bồ đào được phân loại về giải phẫu thành
- Viêm bồ đào trước: Khu trú ở tiền phòng gồm viêm mống mắt và viêm mống mắt thể mi
- Viêm màng bồ đào trung gian: Được cư trú ở khoang dịch kính hay phần sau thể mi.
- Viêm bồ đào sau: Bất kỳ hình thái viêm võng mạc hay viêm gai thị, viêm hắc mạc.
- Viêm bồ đào lan tỏa: Viêm màng bồ đào sau, trước và trung gian.
- Viêm bồ đào cũng được phân loại nhiều theo tính chất khởi phát, thời gian và diễn biến
Triệu chứng của viêm màng bồ đào
Đối với những người bị viêm bồ đào hay thường cảm thấy nhức mắt, nhìn mờ, âm ỉ và kết mạc đỏ thâm. Bên cạnh đó đồng tử co nhỏ, nham nhở, méo mó và phản xạ kém đi. Khi dùng tay ấn vào mi ắt thì cảm thấy đau rát và khó chịu. Đa phần các biểu hiện trên hay thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh. Đây là điều khiến nhiều người không kịp điều trị gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc.
Ở vùng kết mạc bệnh nhân viêm màng bồ đào bị cương tụ mạch máu. Triệu chứng bệnh này khiến nhiều người lầm tưởng là đau mắt đỏ. Bên cạnh đó nếu quan sát kỹ thì bạn sẽ thấy người bị đau mắt đỏ có mạch máu cương tụ rộng khắp chứ không phải chỉ ở một điểm nhất định. Ngoài ra người bị bệnh thường có cảm giác nhìn mờ như là có một màn sương phủ hay có cảm giác nhức đầu.
Viêm màng bồ đào có nguy hiểm không
Vậy bệnh này có nguy hiểm không? Bệnh lý này không gây nhiễm nhưng lại để khá nhiều biến chứng. Đáng lo nhất là tình trạng dính đồng tử, biết đồng tử do viêm bồ đào gây nên trước. Tổn thương này sẽ không gây nên mù lòa mà còn sẽ là nguyên nhân gây biến chứng sau này. Biến chứng sau này là gây nên tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, mù lòa vinh viễn hay teo nhãn áp,…
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm bồ đào
- Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh do:
- Viêm nhiễm: Viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm, nhiễm trùng sau khi phẫu thuật nhãn khoa.
- Nhiễm độc: Từ hóa chất, thức ă,..
- Bệnh tự miễn
- Chấn thương vào mắt
- Do từ các bệnh toàn thân: Bệnh nhiễm trùng huyết, bệnh da liễu, bệnh viêm khớp liên quan đến cột sống và viêm khớp thiếu niên vô căn.
Biểu hiện của bệnh
- Biểu hiện của bệnh có thể kín đáo và khác tùy thuộc vào vị trí và mức độ nặng của viêm
- Bệnh có xu hướng triệu chứng rõ rệt nhất, thường được biểu hiện bằng
- Đau mắt
- Đỏ mắt
- Sợ ánh sáng
- Giảm thị lực
- Bệnh này có thể có ít dấu hiệu rõ rệt hơn và triệu chứng kích ứng hay giảm thị lực.
Bệnh trung gian thường không đau với triệu chứng như:
- Ruồi bay
- Giảm thị lực
- Bệnh có thể gây nên các biểu hiện khác nhau nhưng phổ biến nhất chính là vẩn đục dịch kính và thị lực sẽ nị giảm như trong viêm màng bồ đào trung gian.
- Viêm bồ đào lan tỏa có thể có triệu chứng cơ năng và thực thể nào của các hình thái phía trước,
Điều trị bệnh
Việc điều trị bệnh còn phụ thuộc nhiều vào triệu chứng của bệnh và tình trạng bệnh của từng người.
- Điều trị bệnh bằng nội khoa
- Với viêm bồ đào trước: cho nhỏ thuốc để làm dãn đồng tử và chống dính đồng tử
- Với viêm bồ đào nói chung thì việc sử dụng thuốc còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây nên bệnh
- Một số loại thuốc có thể được đưa vào sử dụng như: thuốc chống viêm steroid dạng thuốc uống, nhỏ mắt, thuốc điều trị nhiễm trùng.
- Điều trị bệnh bằng ngoại khoa
- Đối với một số trường hợp diễn biến bệnh tình xấu hơn hay viêm nhiễm nặng và tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến thị lực, người bệnh sử dụng thuốc không có hiệu qảu thì cần phải can thiệt bằng biện pháp laze quang đông, lạnh đông hay phẫu thuật cắt dịch kính.
Phẫu thuật chủ yếu điều trị biến chứng viêm màng bồ đào
- Phẫu thuật thay thủy tinh: với các biến chứng viêm bồ đào
- Phẫu thuật điều trị bệnh tăng nhãn áp: với biến chứng tăng nhãn áp
- Phẫu thuật cắt dịch kinh: với biến chứng về võng mạc
- Phẫu thuật bong võng mạc: với biến chứng về võng mạc.
Các biến chứng của bệnh:
Đây là một bệnh không lây nhưng nếu chưa được điều trị bệnh kịp thời thì biến chứng để lại bệnh là rất nghiêm trọng, nó có thể gây nên đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hay thậm chí teo nhãn cầu và nguy hiểm hơn là gây nên mù lòa rất lớn.
- Tăng nhãn áp: Đây là biến chứng khá phổ biến của bệnh này, tăng nhãn áp trong đợt viêm cấp là do nghẽn đồng tử và nghẽn góc tiền phòng. Tăng nhãn áp trong viêm bồ đào cũ là vì dính góc tiền nhãn áp do sử dụng lâu dài thuốc Corticoid trong khi điều trị bệnh viêm bồ đào.
- Hạ nhãn áp: Do áp lực của nội nhãn quá thấp để duy trì áp lực nội nhãn
- Đục thể thủy tinh: Tình trạng này thường gặp trong viêm mống mắt thể mi mạn tính hay tái phát chính là biến chứng của chính quá trình viêm hay do quá trình điều trị sử dụng Corticoid trong thời gian dài.
- Phù hoàng điểm dạng nang: Bệnh viêm bồ đào trung gian hay viêm hắc mạc có thể gây nên biến chứng phù hoàng điểm dạng nang làm giảm thị lực.
- Teo nhãn cầu: Viêm mống mắt thể mi trường hợp nặng thì thể mi giảm tiết thủy dịch vĩnh viễn dẫn đến teo nhãn cầu.
- Tổ chức hóa dịch kính: Dịch kính đục và tổ chức hóa làm giảm thị lực hay bong dịch kính sau khi co kéo gây nên thoái hóa và bong võng mạc.
- Các biến chứng khác như: Màng trước võng mạc và tân mạch dưới võng mạc.
Cách phòng ngừa bệnh viêm màng bồ đào:
- Bệnh này di tự miễn nên không phòng ngừa được.
- Bệnh gây nên bởi nhiễm ký sinh trùng phòng ngừa bằng cách: Giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ, chỉ nên ăn chín uống sôi và tránh các món ăn sống, gỏi để tránh nhiễm các ấu trùng giun, sán. Bên cạnh đó, không rửa mặt bằng nguồn nước ô nhiễm và bảo vệ mắt bằng kính khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường khói bụi. Khi xảy ra các dấu hiệu của bệnh bạn cần đến ngay bệnh viện cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh viêm màng bồ đào và cách phòng bệnh này. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã cung cấp đầy đủ thông tin đến bạn đọc quan tâm về bệnh để tìm ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.