Viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày là một bệnh lý phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Hầu hết các bệnh nhân viêm loét dạ dày ở giai đoạn nhẹ không gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể khỏi nếu được điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, có một số dạng viêm mạn tính có thể dẫn tới ung thư, xuất huyết dạ dày và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
1. Viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày hay còn gọi là viêm bao tử, tên khoa học là Gastritis – xảy ra khi niêm mạc dạ dày có hiện tượng bị tổn thương gây ra tình trạng viêm loét. Do vậy mà các lớp niêm mạc dạ dày mất lớp bảo vệ và bị lộ ra ngoài.
Việc ăn uống không điều độ, đúng giờ giấc; bị vi khuẩn Hp xâm nhập hay lạm dụng thuốc giảm đau sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây ra tình trạng dư thừa dịch vị, làm bào mòn lớp niêm mạc và dẫn đến viêm loét.
Theo các bác sĩ, chuyên gia về đường tiêu hóa, căn bệnh này là một căn bệnh lành tính và có khả năng chữa trị được khỏi hẳn. Mặc dù vậy, nếu người bệnh chủ quan, không phát hiện cũng như can thiệp, điều trị bệnh từ sớm thì viêm loét dạ dày có thể gây ra những biễn chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Khi ở giai đoạn viêm dạ dày cấp tính, cơ thể người bệnh sẽ dần xuất hiện các dấu hiệu rõ rệt như buồn nôn, khó tiêu, đặc biệt là đau thượng vị. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài mà không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành viêm loét dạ dày mãn tính.
Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng dưới đây mà người bệnh cần cảnh giác:
– Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng khi ổ viêm ở dạ dày bị tổn thương quá nặng, kích thích niêm mạc làm vỡ các mạch máu dẫn tới xuất huyết dạ dày. Đây được coi là biến chứng nặng và nghiêm trọng của bệnh với những triệu chứng thường xuất hiện như đau quặn phần bụng phía trên rốn, cơn đau thường dai dẳng, đặc biệt khi đói hoặc ăn quá no; đi ngoài thấy ra máu tươi; buồn nôn do lượng axit thừa trong dạ dày khiến bệnh nhân nôn ra thức ăn cùng dịch vị màu vàng; tình trạng thiếu máu trầm trọng…
– Tình trạng thủng dạ dày xảy ra khi niêm mạc đã bị bào mòn hết mức gây ra một vài lỗ thủng hình tròn. Với các dấu hiệu như đột ngột đau ở vùng thượng vị, đau dữ dội; mặt tím tái, đổ mồ hôi, tim đập nhanh; tình trạng đau dữ dội phải gập cong người để giảm đau; bung cứng, có thể nổi các múi cơ…
– Hẹp môn vị: người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau bụng trên sau khi ăn, bụng luôn đầy bụng, khó tiêu, cảm giác khó chịu, rối loạn điện giải, cơ thể mất nước khiến người bệnh gầy, da khô …
– Ung thư dạ dày: có lẽ đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Ở thời điểm này, dạ dày người bệnh đã xuất hiện những tế bào ung thư ác tính và có khả năng cao di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể nếu không được điều trị sớm.
Vì vậy, ngay khi có bất kì triệu chứng lạ thường nào, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kì và áp dụng các phương pháp chăm sóc để bệnh được cải thiện kịp thời.
2. Hiện tượng khó thở vì viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Hiện tượng khó thở khi đang mắc bệnh viêm loét dạ dày có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Nếu chỉ ợ hơi mà không kèm hiện tượng khó thở thì đơn giản nó chỉ là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện kéo dài, đó có thể là dấu hiệu các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
3. Giải đáp thắc mắc
3.1 Viêm dạ dày trào ngược là gì?
Là hiện tượng các dịch vị từ dạ dày như pepsin, HCl, thức ăn thừa trào ngược lên cùng thực quản. Không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà tình trạng này còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng và khó chữa nếu không được phát hiện và chữa trị sớm.
3.2 Viêm dạ dày có uống sữa được không?
Việc bổ sung các loại thực phẩm tốt và chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho sức khỏe cũng như dạ dày của người bệnh. Và sữa là một trong những thực phẩm khiến người bệnh lo lắng có nên dùng hay không.
Theo nhiều nguồn thông tin cho rằng, sữa là thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng và tiêu hóa đã kiểm chứng rằng sữa là thức uống dinh dưỡng phù hợp với cơ thể mọi người, kể cả bệnh nhân viêm loét dạ dày. Bởi trong sữa có nhiều vitamin, chất khoáng cũng như protein…. Có công dụng đẩy lùi và tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Ngoài ra, trong sữa có nhiều axit lactic – chất kích thích sự hoạt động của nhu động ruột giúp tiêu diệt sự phát triển của loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày – vi khuẩn HP.
Vì vậy, người bệnh viêm loét dạ dày có thể uống sữa.
Bên cạnh việc uống sữa, người bệnh cũng nên bổ sung các nguồn thực phẩm dinh dưỡng đa dạng từ tự nhiên, các nguồn khoáng chất dồi dào từ nước điện giải… để có một nguồn dinh dưỡng đủ chất mà không bị nhàm chán.
3.3 Ở trẻ em, viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Dù ở độ tuổi nào hay giới tính nào thì bệnh viêm loét dạ dày cũng có mức độ nguy hiểm nhất định, bệnh sẽ được chữa trị cũng như có thể khỏi hẳn nếu được phát hiện và điều trị sớm. Bố mẹ là người thân thiết, gần gũi với trẻ nên thường xuyên để ý đến sức khỏe của con, nếu có dấu hiệu bất thường nào cũng cần đến ngay bệnh viện để thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
3.4 Ở người già, viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Như đã nhắc ở trên, viêm dạ dày hay bất kì bệnh lý về tiêu hóa nào cũng đều nguy hiểm dù ở bất kỳ độ tuổi nào nếu bệnh không được nhận biết và chữa trị sớm. Do vậy, khi có các biểu hiện bất thường, cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.