Cảnh báo đau mắt hột. Tìm hiểu thêm những thông tin về căn bệnh đau mắt hột

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 14/01/2022

Đau mắt hột là một bệnh lý về mắt khá phổ biến và là căn bệnh làm giảm thị lực của người bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột là do vi khuẩn đau mắt hột, bệnh có thể lây nhiễm giữa người với người và lây lan thành dịch bệnh. Nắm rõ những nguyên nhân của căn bệnh mắt này để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả. Nắm rõ triệu chứng của bệnh để kịp thời can thiệp nếu không may gặp phải căn bệnh này. Tìm hiểu thêm về các biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt hột.

Cảnh báo đau mắt hột. Tìm hiểu thêm những thông tin về căn bệnh đau mắt hột

Nguyên nhân của đau mắt hột

Tác nhân đặc trưng gây bệnh đau mắt hột và các bệnh viêm đường tiết niệu – sinh dục có hột ở người là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Đây là nhóm vi khuẩn gram âm, nhóm vi khuẩn này có hai axit nhân ADN và ARN và 15 tuýp huyết thanh khác nhau. Vi khuẩn đau mắt hột chịu tác dụng của một số kháng sinh và Sulfamid. Trong đó, bốn tuýp truyền bệnh từ mắt sang mắt, gây bệnh đau mắt hột lưu địa (bệnh đau mắt hột có thể gây mù) là tuýp A, tuýp B, tuýp Ba, tuýp C.

Là một loại vi khuẩn gây bệnh rất nhạy cảm ở người, nhưng chưa có ghi nhận về việc vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây bệnh ở động vật. Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis có thể sống được ở trong môi trường rất lạnh, nhiệt độ xuống rất thấp trong một khoảng thời gian rất dài nhưng chúng sẽ chết rất nhanh nếu như đang ở trong môi trường lạnh mà tiếp xúc với nóng. Ở nhiệt độ 50 độ C vi khuẩn đau mắt hột bất hoạt trong vòng 15 phút. Vi khuẩn chết trong vòng 24 giờ nếu như chúng ở ngoài cơ thể người.

Tuy vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột nhưng bên cạnh đó cũng có một số yếu tổ làm tăng nguy cơ mắc bệnh .

  • Điều kiện sống thấp, không đảm bảo được sự vệ sinh của môi trường sống, tạo môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh.
  • Môi trường sống đông đúc hoặc sống trong một không gian chật hẹp, những người ở đó cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, khả năng lây lan dịch bệnh cũng lớn hơn.
  • Vệ sinh thân thể không tốt, nhất là những bộ phận như tay và mắt, dễ làm cho vi khuẩn lây lan.
  • Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị mắc bệnh đau mắt hột, nhưng độ tuổi dễ mắc bệnh đau mắt hột nhất là trẻ em từ 4 đến 6 tuổi.

Triệu chứng của đau mắt hột

Khi bị bệnh đau mắt hột, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sau đây:

  • Mí mắt bị sưng, mắt ngứa nhẹ, mắt và mí mắt bị kích ứng, mắt đỏ.
  • Tiết ra nhiều gỉ mắt, bên trong gỉ mắt có nhiều chất nhầy và dịch mủ.
  • Mắt có cảm giác bị đau, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt.
  • Ở mắt xuất hiện hột: Là những tổ chức hình tròn, màu xám trắng, hơi nổi lên và có mạch máu ở phía trên. Đau mắt hột thường xuất hiện ở những vị trí như kết mạc mi trên hoặc có thể kết mạc mi dưới, cùng đồ, rìa giác mạc. Thường có nhiều hột, kích thước của các hột có thể không đều nhau, kích thước các hột từ 0,5-1mm.
  • Nhú gai xuất hiện với đặc điểm: Là những khối có hình đa giác, màu hồng, toả ra các mao mạch ở xung quanh, có 1 trục mạch máu ở giữa.
  • Sẹo: Vị trí điển hình là xuất hiện ở kết mạc mi trên, là những dải xơ trắng hình sao, có nhánh hình thành dạng lưới. Đây là biểu hiện rõ nét chứng tỏ mắt đã bị tổn thương, bệnh mắt hột đã tiến triển lâu. Lông mi bị mọc ngược vào trong khi có sẹo ở kết mạc mi trên, lông mi mọc ngược chà xát vào giác mạc gây tổn thương, viêm nhiễm tái phát, làm thị lực bị ảnh hưởng.

Bệnh có thể lây truyền qua những con đường như sau

  • Những người trong cùng một gia đình: Bệnh đau mắt hột là bệnh lý hay xảy ra chủ yếu trong phạm vi gia đình. Đặc biệt trẻ 10 tuổi là đối tượng dễ bị mắc phải bệnh đau mắt hột hoạt tính và phụ nữ trên 35 tuổi là đối tượng lý tưởng cho quặm. Và ổ lây truyền bệnh tật chính trong cộng đồng chính là những đứa trẻ bị đau mắt hột hoạt tính như này.
  • Dùng chung đồ với người bị mắc bệnh, đặc biệt là khăn mặt, giẻ lau của người bệnh. Khi dùng chung khăn mặt với những người bị mắt bệnh, người có có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao do có khả năng người đó đã tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn đau mắt hột.
  • Ruồi: Đây là một vật lây truyền chung gian, làm bệnh tật có thể lây nhiễm sang một người không tiếp xúc gần hay xử dụng chung đồ với người bị bệnh. Ruồi sẽ đậu ở mắt người có bệnh, trên chân có dính chất nhầy có trong gỉ mắt chứa vi khuẩn, sau đó bay sang, đậu trên mắt người lành, làm truyền nhiễm vi khuẩn tử người bệnh sang người lành, gây ra bệnh đau mắt hột cho người lành.
  • Ngón tay bẩn: người có thói quen hay dụi tay lên mắt, khi bị bệnh đau mắt hột ở một bên, nếu đưa tay lên dụi mắt thường xuyên sẽ dễ dính phải chất dịch tiết ra chứa vi khuẩn bên trong. Lúc này bàn tay nhiễm khuẩn đưa lên dụi mắt còn lại sẽ làm cho mắt đó dính phải vi khuẩn ( tự lây nhiễm) hoặc đưa tay chạm vào tay hoặc mắt của người khác, truyền vi khuẩn sang cho người khác, làm lây lan bệnh đau mắt hột.

Cảnh báo đau mắt hột. Tìm hiểu thêm những thông tin về căn bệnh đau mắt hột

Các biện pháp phòng tránh đau mắt hột

Các cụ thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tuy đau mắt hột không phải là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh song ta vẫn nên phòng bệnh một cách cẩn thận, tránh những điều không mong muốn sẽ xảy ra.

 – Để phòng bệnh một cách hiệu quả và triệt để nhất, tất cả mọi người đều nên chú ý nhất đến việc giữ vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung trong cộng đồng.

 – Người bệnh phải dùng đồ riêng biệt, không được dùng chung đồ với người lành để tránh làm lây nhiễm bệnh tật.

 – Nguồn nước sử dụng hằng ngày phải đảm bảo được sự vệ sinh, tránh sử dụng những nguồn nước bẩn, mất vệ sinh. Nhất là trong vấn đề ăn uống, nên mua thêm máy lọc nước để nguồn nước tăng thêm độ an toàn. Máy lọc nước có thể lọc sạch những vi khuẩn có hại và những tạp chất mà mắt thường không thể phát hiện được tồn tại trong nước, góp phần bảo vệ sức khỏe và đường ruột của chúng ta.

 – Tổ chức y tế thể giới đã đưa ra chiến lược SAFE để ngăn ngừa đau mắt hột lây lan trở thành dịch bệnh:

  • S (Surgery) : Bởi vì quặm là nguyên nhân trực tiếp gây mù nên bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật sớm. Sử dụng phương pháp nhổ lông xiêu để xử lý lông xiêu.
  • A (Antibiotics) : Sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh đau mắt hột hoạt tính, mục đích làm tiêu diệt ổ nhiễm khuẩn và hạn chế những nguy cơ làm lây lan bệnh tật.
  • F (Face Washing) Rửa mặt thường xuyên, tầm 3 lần một ngày để loại bỏ các chất tiết kết mạc, sử dụng khăn mặt riêng tránh làm lây lan dịch bệnh cho người trong gia đình cũng như cộng đồng.
  • E (Environment Improvements) cải thiện tình trạng chung của môi trường, tạo nơi ở sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát, cung cấp nguồn nước sạch, xây dựng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn, xây dựng chuồng trại chăn nuôi cách xa khu vực sống của gia đình.

 – Giữ gìn sức khỏe thật tốt, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Sử dụng những thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc. Bổ sung nước điện giải mỗi ngày để nâng cao khả năng tự miễn dịch của hệ miễn dịch, đồng thời bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thường xuyên rèn luyện thân thể bằng những bài tập thể dục thể thao với cường độ vửa phải với sức khỏe của bản thân không những giúp thân thể khỏe khoắn hơn mà còn giúp cho tinh thần sảng khoáng hơn, đầu óc được thư giãn, thoải mái hơn. Đối với bệnh đau mắt hột nói riêng và một số bệnh lý thông thường khác nói chung, nếu như chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cơ thể có thể tự chiến thắng bệnh tật, bản thân người bệnh có thể tự khỏi bệnh. Vì vậy, nuôi dưỡng một cơ thể khỏe mạnh là vô cùng cần thiết và là một biện pháp phòng chống bệnh tật hiệu quả. Bạn hãy nhớ rằng : Đầu tư cho cơ thể, đầu tư cho bản thân không bao giờ là một cuộc đầu tư lỗ vốn.

Bài viết mới