Những thắc mắc và nhìn nhận chưa đúng về bệnh lao phổi?
“Bệnh lao phổi là gì ” là câu hỏi nghe rất quen tai nhưng không phải ai cũng nắm được thông tin cũng như triệu chứng của bệnh để phát hiện bệnh kịp thời. Có rất nhiều người bệnh trở nặng rồi mới nhận ra thì điều trị càng phức tạp và khó khăn hơn. Vậy bệnh lao phổi là gì ? Nguyên nhân của bệnh lao phổi là gì? Hãy để chúng tôi thông tin đến bạn một số vấn đề liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh lao phổi là gì
Trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem bệnh lao phổi là gì ? Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao ở phổi. Bệnh lao có thể lây truyền tử người sang người thông qua đường không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi, ho, hay giao tiếp gần với người khác, thông qua đường máu khi sử dụng chung ống tiêm hay động vào vết thương hở của người bệnh và thông qua đường từ mẹ sang con. Trực khuẩn lao còn có thể theo đường máu hoặc bạch huyết để di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra bệnh lao ở đó.
Đọc thêm: Bệnh lao có chữa được không
Nguyên nhân bị lao phổi
Từ khái niệm “bệnh lao phổi là gì”, chúng ta đi tìm hiểu tới “nguyên nhân của bệnh lao phổi là gì”. Bệnh có thể tới từ nhiều nguyên nhân khác nhau :
- Nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis : trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân chính dẫn đến lao phổi. Lao phổi truyền từ mẹ sang con cũng là do nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis chứ không phải do di truyền như nhiều người lầm tưởng.
- Môi trường sống bị ô nhiễm : Không khí có nhiều khói bụi, ẩm ướt, phát triển thành môi trường lý tưởng cho trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis sinh sôi và nảy nở.
- Tiếp xúc với người bị bệnh: Giao tiếp, tiếp xúc gần với người bệnh hoặc tiếp xúc với các chất thải của người bệnh như đờm, nước bọt.
- Thức ăn bị nhiễm trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, thú cưng bị nhiễm lao mà bản thân vô tình gặp phải.
- Hệ miễn dịch kém: Những người có hệ miễn dich bị suy yếu thường là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis, ví dụ như những người bị nhiễm HIV/AIDS, tiểu đường, ung thư, suy dinh dưỡng, bệnh thận,……
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá thực sự ảnh hưởng rất trầm trọng đến phổi, có tới 8% người bị bệnh lao trên thế giới có liên quan đến hút thuốc lá.
Bệnh lao màng phổi sống được bao lâu
Bệnh lao màng phổi là bệnh lao ngoài phổi đúng thứ 2, chỉ sau bệnh lao hạch. Thực chất bệnh lao màng phổi không phải là một bệnh quá nguy hiểm, nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh vẫn có thể khỏi bệnh và khỏe mạnh lại như thường. Tuy không phải là bệnh quá mức nguy hiểm nhưng lao màng phổi nếu không được điều trị sớm vẫn có thể để lại các di chứng nặng nề như: viêm phủ màng phổi, tràn dịch mang phổi, tràn khí màng phổi, dịch dính dày ở màng phổi, ổ cặn màng phổi.
Đọc thêm: bệnh lao xương
Bệnh lao phổi âm tính có lây không
Lao phổi AFB âm tính có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng mặt. Khi bạn ở cùng không gian với người bệnh, người bận hắt hơi, ho,… người xung quanh vô tình hít phải cũng dễ dàng nhiễm khuẩn và hình thành bệnh. Vi khuẩn gây ra bệnh lao AFB có thể tiến vào máu, thận và các cơ quan khác trong cơ thể và phá hủy chúng. Trong điều kiện người có sức khỏe tốt, trực khuẩn sẽ chưa gây tác động gì, chúng sẽ âm thầm chờ đợi đến khi hệ miễn dịch của người đó trở nên suy yếu hơn, chúng sẽ sinh sôi, nảy nở, phát triển thành bệnh lao. Vì thế, người đã xác định bị bệnh lao AFB âm tính thì nên được cách ly trong môi trường riêng và học cách chủ động tránh lây lan cho cộng đồng và những người xung quanh.
Đọc thêm: hậu quả của bệnh lao phổi
Bệnh lao nên ăn gì và kiêng gì
Người bị bệnh lao phổi , phổi sẽ bị tổn thương, ho liên tục, ho ra máu dẫn đến cơ thể bị suy kiệt, mệt mỏi, chán ăn, suy dinh dưỡng, sút cân, người xanh xao. Bổ sung đúng và đủ các chất dinh dưỡng là một điều vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị và phòng ngừa lao phổi.
Thức ăn nên ăn của người bị bệnh lao phổi là gì ? Thức ăn của người bị bệnh lao phổi là:
– Lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày nên tùy theo thể trạng của mỗi người. Những người bép phì nên ăn điều độ và ít lại để tránh mỡ trong máu, những người gầy yếu thì nên bổ sung thêm thức ăn để nâng cao thể trạng cũng như sức đề kháng.
– Bổ sung khoáng chất : kẽm, sắt, kali, selen, ….
– Bổ sung chất xơ : từ rau xanh, trái cây, … để cân bằng hệ đường ruột.
– Bổ sung vitamin : tăng cường các vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin K.
– Bổ sung đường, đạm.
– Ngoài ra, người bệnh luôn cảm thấy yếu, mệt mỏi, có thể sử dụng nước điện giải để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn.
Thức ăn nên kiêng của người bị bệnh lao phổi là gì? Thức ăn nên kiêng của người bị bệnh lao phổi là:
– Thức ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các thức ăn chế biến sẵn.
Ngoài vấn đề ăn uống, môi trường sống cũng là vấn đề hết sức quan trọng trong việc điều trị và dưỡng bệnh. Không gian sống nên được sạch sẽ, thoáng đãng, sử dụng máy lọc không khí để không khí được sạch nhất có thể, sử dụng máy lọc nước để dòng nước được sạch khuẩn. Môi trường sống, đồ ăn , thức uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh cũng khiến cho cơ thể con người ta cảm thấy nhẹ nhàng và khỏe khoắn hơn.
Đọc thêm: phải chăng nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho bệnh lao lan ra.
Bệnh lao phổi có được uống sữa không
Người bị bệnh lao phổi thường đi kèm với suy nhược cơ thể, chán ăn, suy dinh dưỡng. Trong những lúc mệt mỏi như vậy, những đồ ăn lỏng như cháo, súp hay sữa trở thành thức ăn, đồ uống lý tưởng để bổ sung chất dinh dưỡng. 1 giờ sau khi uống thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng sữa như bình thường vì lúc này sữa không ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể với thuốc cũng như tác dụng của thuốc đối với cơ thể