Cùng tìm hiểu xem ung thư phổi giai đoạn nào nguy hiểm nhất?
Ung thư phổi là một căn bệnh trong đó các mô phổi xuất hiện sự phát triển bất thường, không kiểm soát của tế bào. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn và khó chữa. Vậy các giai đoạn của bệnh như thế nào và cách phòng ngừa bệnh ra sao? Cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về các giai đoạn và cách phòng ngừa căn bệnh quái ác này nhé!
1. Ung thư phổi có mấy giai đoạn?
Hiện nay, ung thư phổi có 2 loại chính đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ. Hai loại bệnh này có hướng phát triển khác nhau nên các giai đoạn và hướng điều trị của hai loại cũng khác nhau.
Ung thư phổi tế bào nhỏ chia làm hai giai đoạn:
– Giai đoạn hạn chế: Ở giai đoạn này chỉ ung thư 1 phổi hoặc các hạch bạch huyết xung quanh cùng bên ngực.
– Giai đoạn mở rộng: Đến giai đoạn này là ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể như lá phổi còn lại, tủy xương, não, dịch xung quanh phổi hay các cơ quan ở xa khác.
Ung thư phổi không tế bào là loại phổ biến hơn trong cả hai bao gồm 5 giai đoạn. Bài viết sẽ nêu rõ các thông tin về bệnh ung thư phổi ở các giai đoạn.
1.1 Ung thư phổi giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh thường không biết do các triệu chứng của bệnh rất mập mờ, giống với nhiều bệnh khác liên quan đến phổi, đường hô hấp như bệnh lao phổi. Do đó, việc phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu thường rất khó. Tuy nhiên, nếu phát hiện kịp thời và chữa trị sớm thì khả năng sẽ khỏi bệnh cao và có thể chữa được. Có thể thấy các triệu chứng của bệnh như ho khan, ho có đờm (đặc biệt là sáng sớm và tối muộn), cảm thấy đau ở các vùng quanh phổi như ngực, lưng, vai; khó thở, thở khò khè; chán ăn, cảm giác ăn uống không ngon miệng… Vì là giai đoạn đầu nên tùy người bệnh sẽ có những dấu hiệu và cơn đau khác nhau.
1.2 Ung thư phổi giai đoạn 2
Giai đoạn này các tế bào ung thư vẫn còn nhỏ, chưa di căn đến các hạch bạch huyết . Đây là một trong những giai đoạn có tỉ lệ điều trị thành công cao hơn với những giai đoạn sau. Khi chuyển sang giai đoạn này, người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: ho nhiều hơn trước, có khi kèm theo cả máu, thường xuyên khó thở, đau tức ngực nhiều hơn. Có thể xuất hiện các hạch bạch huyết sưng to ở vài vị trí như cổ, nách, bẹn, khi sờ vào thấy khô cứng, không đau nhức.
1.3 Ung thư phổi giai đoạn 3
Chuyển sang giai đoạn 3, người bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hơn như thở gấp, giọng nói khàn hơn, đau tức ngực thường xuyên, hiện tượng sụt cân nhanh chóng, không giải thích được lý do. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định đề nghị xạ trị hay hóa trị nếu phẫu thuật loại bỏ khối u thành công.
1.4 Ung thư phổi giai đoạn 4
Giai đoạn này khối u đã lớn hơn rất nhiều và không còn ngụ trú trong phổi nữa mà nguy cơ di căn là rất cao. Có thể là phát triển trong màng phổi, khí quản, cũng có trường hợp xuất hiện trong các mạch máu ở tim. Vì các tế bào ung thư to lên nên các triệu chứng của bệnh càng nặng hơn, do cơ thể thiếu chất nên sức khỏe bị suy yếu.
1.5 Ung thư phổi giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối bệnh nhân có các biểu hiện nặng hơn và xuất hiện ở toàn thân. Người bệnh cảm thấy khó thở, khàn giọng, ho ra máu thường xuyên, liên tục; thở gấp, dồn dập, không đều. Ngoài ra người bệnh còn có dấu hiệu trầm cảm, mặt bị phù, mi mắt sụp, hiện tượng sốt kéo dài.
2. Ung thư phổi giai đoạn nào nguy hiểm nhất?
Ung thư phổi ở những giai đoạn đầu ít nguy hiểm hơn và có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Càng đến giai đoạn sau, đặc biệt giai đoạn cuối thì bệnh càng nguy hiểm và điều trị bệnh càng khó khăn hơn.
3. Ung thư phổi giai đoạn 4 có chữa được không?
Ở giai đoạn nào bệnh cũng đều có thể chữa trị được. Tuy nhiên, tùy vào sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp và cách thức điều trị phù hợp.
4. Cách điều trị và phòng ngừa
– Cách điều trị: Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, sức đề kháng của người bệnh và chỉ định của bác sĩ chữa trị. Người bệnh nên tham khảo tư vấn của các bác sĩ kĩ càng để có phương pháp chữa trị phù hợp.
– Cách phòng ngừa: Để phòng ngừa bệnh ung thư phổi một cách tốt nhất thì cần chú ý đến không khí, không làm tác động đến sự phát triển bất thường của phổi, tránh các chất độc hại. Đặc biệt không hút thuốc lá vì thuốc lá là nhân tố chính gây nên bệnh này. Không những thế, hút thuốc còn khiến không khí bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Những người xung quanh cũng có thể bị nhiễm độc bởi hít phải khói thuốc. Không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà thuốc lá còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như bàng quang, máu, đại tràng, gan, dạ dày…
Ngoài ra, cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, loại bỏ các chất kích thích, có hại cho sức khỏe. Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng bằng nhiều cách như ăn uống đủ chất, uống nước điện giải; vệ sinh không khí, nơi sinh sống để có không khí sạch sẽ, trong lành; tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe; khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm các bệnh. Do đó, khi có bất kì triệu chứng, dấu hiệu bất thường nào của cơ thể nên đến ngay bệnh viện để thăm khám, phát hiện bệnh sớm và chữa trị bệnh kịp thời.