Mối nguy hiểm đang rình rập ”hen phế quản nặng”
Bệnh hen phế quản là một trong những loại bệnh hô hấp phổ biến trong những năm gần đây. Tác nhân từ môi trường đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến tình trạng bệnh này ở người khiến cho bệnh hen phế quản trở nên trầm trọng và khó chữa trị. Nhiều trường hợp vô cùng đáng tiếc xảy ra đối với những bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản nặng khiến họ mất đi cơ hội sống. Chính vì vậy, bệnh hen phế quản nặng đang là mối rình rập nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Nếu như chúng ta mãi chủ quan và mất cảnh giác và không chữa trị kịp thời thì bệnh hen phế quản mãn tính sẽ làm nguy hại đến chúng ta trong tương lai không xa. Hãy cũng tìm hiểu để biết thêm về sự nguy hiểm của bệnh hen phế quản ở thể nặng này nhé
Bệnh hen là bệnh gì? Bị hen là gì?
Bệnh hen, còn gọi là hen suyễn hoặc hen phế quản, là một bệnh lý về đường hô hấp, là bệnh mãn tính không lây nhiễm từ người sang người. Người bị mắc bệnh hen phế quản thường gặp khó khăn trong việc hô hấp, do ống thở của phổi bị thu hẹp hoặc tắt nghẽn, khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống thở thường có triệu chứng sưng phù, nhiễm trùng, viêm, và dễ kích ứng. Bệnh hen phế quản là tên gọi quen thuộc trong dân gian từ thời xa xưa cho đến nay vẫn còn được sử dụng.
Nhận biết hen phế quản nặng
Hen phế quản nặng là tình trạng cơn hen ở mức độ tăng nặng về mức độ nguy hiểm đến sức khỏe. Hen phế quản nặng còn được gọi là hen nguy kịch.
Khi người bệnh có các biểu hiện lên cơn hen, thì điều cần thiết cần tìm cách hạn chế tiếp tục tiếp xúc với những tác nhân gây ra cơn hen phế quản. Nghỉ ngơi ở nơi an toàn và thông thoáng, nhiệt độ phòng phù hợp và sử dụng các loại thuốc uống, thuốc xịt đã được bác sĩ kê đơn. Nếu như hen phế quản ở dạng nặng, sau thời gian nghỉ ngơi, cách nhận biết đó là cơn hen vẫn không thuyên giảm, thở dốc, khó khăn trong việc giao tiếp, khó nói được thành câu. Còn nếu nặng hơn có thể đe dọa đến tính mạng có thể thấy người bệnh có biểu hiện tay chân tím tái, cứng, khó khăn trong hô hấp và di chuyển, không nói được, rối loạn ý thức, thở chậm và xuất hiện nhiều cơn ngừng thở. Trong những trường hợp này cần nhanh chóng đưa người bệnh đến những cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa kịp thời.
Ngoài ra, còn có thể nhận biết xem hen phế quản có đang nặng không nhờ vào tần suất lên cơn hen. Khi các dấu hiệu bệnh xảy ra thường xuyên hơn khiến cho bạn phải lệ thuộc vào thuốc nhiều hơn so với trước thì có thể tình trạng hen đang diễn biến phức tạp và ngày càng nặng hơn
Việc theo dõi nhịp thở, nhịp tim mỗi ngày cũng có thể biết được bạn có đang mắc hen phế quản nặng hay không, đối với bệnh hen phế quản nặng thường thì nhịp thở sẽ rơi vào khoảng lớn hơn 30 lần/phút, tần số tim mạch lớn hơn 120/phút hoặc rối loạn nhịp thở lẫn nhịp tim, mạch đảo lớn hơn 25mmHg, lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) sau lần dùng thuốc giãn phế quản đầu tiên: 60-80%
Hen phế quản nặng về biểu hiện và tình trạng bệnh khác so với hai mức độ nhẹ hơn nên phương pháp điều trị cũng khác hơn, cần điều trị ở bậc 4 hoặc 5 nhằm duy trì sự kiểm soát hoặc không kiểm soát được dù điều trị ở mức độ này
Bệnh hen phế quản nặng sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường, nguy kịch đến tính mạng chúng ta như: tâm phế mạn tính, khí phế thũng, suy hô hấp mạn tính, tràn khí màn phổi, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Các yếu tố gia tặng bệnh hen phế quản nặng
Tiếp xúc với các dị nguyên như:
Không khí độc, ô nhiễm, khói bụi từ các phương tiện giao thông, phương tiện sản xuất
Phấn hoa
Khói thuốc lá
Khói do đốt, um lá cây, rác thải
Mạt bụi: là một loại bọ kí sinh khắp nơi trên bề mặt đồ vật, chúng có kích thước nhỏ li ti như hạt bụi, có khả năng gây suy hô hấp nếu chúng ta hít phải hoặc kích ứng da
Lông chó, mèo, vật nuôi.
Các loại côn trùng, kí sinh, virus, các loại nấm mốc.
Không khí lạnh, khô, thất thường
Ngoài ra, bệnh hen suyễn còn xuất phát từ những nguyên nhân khác, mang tính nội tại trong cơ thể con người như: yếu tố di truyền từ nhiều thế hệ, trạng thái căng thẳng, stress quá độ, tập thể dục quá sức.
Máy lọc không khí giúp ích như thế nào với bệnh hen, bệnh hen phế quản nặng
Ngày nay với nền khoa học hiện đại, máy lọc không khí được xem là một người bạn đồng hành trong mọi gia đình nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí, nhất là đối với những bệnh nhân mắc bệnh suyễn cần phải đặc biệt quan tâm và cân nhắc vào việc đầu tư một chiếc máy lọc không khí có nhiều chức năng giảm thiểu nguyên nhân gây ra bệnh.
Máy lọc không khí có chức năng cung cấp bộ lọc giúp loại bỏ các loại bụi mịn, bụi trắng, bụi bẩn có trong không khí, tiêu diệt vi khuẩn, virus kí sinh và các loại nấm mốc khác. Đặc biệt đối với những thành phố lớn đông dân cư tại Việt Nam, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, số lượng bụi, chất gây ô nhiễm đang ở mức báo động, việc trang bị một thiết bị như máy lọc không khí là một điều cần thiết và nên làm ngay để bảo vệ sức khỏe hô hấp một cách tốt nhất. Đồng thời, vào mùa lạnh, hanh khô như những tháng cuối năm gần đây, máy lọc không khí có chức năng giảm tĩnh điện và hạn chế bụi bám vào bề mặt các đồ vật trong nhà, từ đó giảm lượng bụi mà chúng ta lỡ phải hít vào gây hại cho đường hô hấp gây suyễn.
Máy lọc không khí còn có chức năng khử mùi thuốc lá, mùi hôi từ rác thải. Có thể thấy khói thuốc gây ra nhiều căn bệnh về đường hô hấp trong đó có hen phế quản. Trong gia đình, đặc biệt nếu có trẻ em và người già, khói thuốc sẽ làm hệ hô hấp bị suy yếu, gây ra hen suyễn. Máy lọc không khí sẽ giúp họ loại bỏ loại chất độc hại này ra khỏi đời sống thường ngày, trả lại bầu không khí trong lành.
Ngoài ra, cần trang bị thêm máy lọc nước để cung cấp nguồn nước điện giải sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt một cách an toàn và sạch sẽ