Ung thư gan có chữa được không?
Ung thư gan là một căn bệnh hết sức nguy hiểm hiện nay. Ở giai đoạn đầu khi mắc bệnh, người bệnh thường không cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh, dẫn đến khi phát hiện tình trạng bệnh đã diễn biến nặng hơn. Vậy, ung thư gan có chữa được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
1. Tìm hiểu ung thư gan có chữa được không?
1.1 Giai đoạn 1 ung thư gan có chữa được không?
Thông thường, khi ở giai đoạn đầu của của bệnh, phần lớn họ thường chưa cảm nhận được rõ các dấu hiệu của căn bệnh ung thư này. Ở giai đoạn này, các khối u chỉ tồn tại một cách độc lập và chưa có thể xâm nhập vào các mạch máu hay các mạch bạch huyết. Nếu không được phát hiện và được chữa trị kịp thời thì các khối u này có thể nhanh chóng phát triển, di căn sang các vùng khác ở gan và những bộ phận khác của cơ thể.
Việc thực hiện các bước kiểm tra tầm soát trong giai đoạn này là hết sức cần thiết để có thể bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Theo các nghiên cứu hiện nay, những người mắc phải ung thư gan ở giai đoạn đầu có tỷ lệ sống sót khoảng 31%. Tùy theo các vấn đề về tuổi tác, sức khỏe của người bệnh và các phương pháp điều trị thì các bệnh nhân có thể sống trên 5 năm.
1.2 Giai đoạn cuối ung thư gan có chữa được không?
Ở giai đoạn cuối, tình trạng bệnh đã diễn biến phức tạp hơn với các biểu hiện hết sức rõ ràng. Các khối u đã có triệu chứng di căn khiến tình trạng bệnh càng phức tạp hơn. Ung thư gan giai đoạn cuối thường khó chữa khỏi hơn ở các giai đoạn khác rất nhiều. Lúc này, cần có sự phối hợp của bác sĩ và bệnh nhân để có thể chiến đấu với bệnh tật.
Các biểu hiện của những bệnh nhân mắc ung thư gan ở giai đoạn cuối thường gặp như sau:
- Cảm giác mệt mỏi, không thèm ăn và bị sút cân nhanh chóng.
- Bị sốt từ 39 độ trở lên. Những cơn sốt cao và sốt nhẹ đan xen.
- Dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Thường xuyên bị chướng bụng.
- Đau tức ở vùng gan (dùng thuốc giảm đau vẫn không có tác dụng).
- Tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
Hiện nay, chưa có phương pháp để có thể điều trị khỏi bệnh ung thư gan. Nếu có thể phát hiện sớm, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ của mình tới 5 năm. Nhưng nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, người bệnh không nhận bất kỳ trị liệu nào thì chỉ có thể kéo dài trung bình 5 đến 6 tháng.
2. Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan
Để có thể chăm sóc tốt cho người bệnh ung thư gan, bạn có thể tham khảo một vài điểm sau:
Chú ý nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn cho bệnh nhân: khi mắc bệnh người bệnh thường tiêu hao nhanh chóng, vì vậy cần hết sức chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là protein.
Ở giai đoạn đầu và giữa của bệnh, người bệnh cần được bổ sinh nhiều protein. Ở giai đoạn cuối thì nên khống chế việc nạp vào cơ nhiều chất có hàm lượng nitơ cao như protein bởi khi đó họ có khả năng đã bị hôn mê gan hoặc mắc các hội chứng gan thận tổng hợp. Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng nên cần bổ sung trong giai đoạn này, hạn chế chất béo để giúp cho việc duy trì được năng lượng cho sự trao đổi chất. Các loại vitamin C, B hay K cũng cần được bổ sung. Hạn chế lượng muối natri đối với các bệnh nhân có kèm theo các bệnh về xơ gan hay chướng bụng. Có thể nghiền nhỏ thức ăn, nấu lỏng,…đối với những người có kèm bệnh cao áp tĩnh mạch cửa.
Đối với các bệnh nhân mắc ung thư gan, thì chăm sóc tinh thần cho họ là điều hết sức quan trọng:
Hầu hết mỗi người khi biết mình mắc phải căn bệnh nguy hiểm này đều cảm thấy suy sụp tinh thần. Lúc này, việc giải tỏa tâm lý, an ủi tinh thần và giúp cho họ có thể vực dậy tinh thần, hiểu được chính xác về tình hình căn bệnh của mình. Từ đó có thể xây dựng được niềm tin chiến thắng bệnh tật, hãy giữ một tâm trạng lạc quan, sống vui vẻ và an tâm dưỡng bệnh. Ở bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn cuối, họ chỉ có thể nằm nghỉ ngơi ở một chổ thì người chăm sóc cần phải thật nhẹ nhàng, tránh làm đau họ và thực hiện dứt khoát một lần.
Thường xuyên quan sát, chú ý đến bệnh nhân cẩn thận: bất kỳ sự thay đổi nào về nhiệt độ, hô hấp, mạch đập, huyết áp…của người bệnh đều cần phải được lưu ý. Nên đồng thời chú ý đến màu sắc, lượng và tính chất của phân cũng như những thứ bị người bệnh nôn ra có hiện tượng kèm máu hay không. Các trường hợp xuất hiện triệu chứng thèm ngủ, lo lắng bất an, xuất hiện ảo giác,…thì hãy báo ngay cho bác sĩ.
Tránh các chất độc hại gây nguy hiểm như aflatoxin, nitrite, carbon tetrachloride, styrene, rượu,…
3. Ung thư gan nên ăn gì và điều trị ở đâu tốt
Người mắc bệnh nên ăn các loại thực phẩm sau:
- Protein: Đây là một chất quan trọng đối với người mắc bệnh về gan. Hãy đảm bảo cung cấp đủ 1g protein/kg cho cơ thể mỗi ngày. Đảm bảo cung cấp đủ cả protein động vật như từ trứng, cá, thịt, sữa,…và protein thực vật từ các loại ngũ cốc và rau quả.
- Các loại axid béo và omega 3 có trong thực vật và từ cá đều rất tốt cho gan. Chúng có thể làm cho qua trình ung thư hóa gan trở nên chậm hơn. Thường khi chế biến các món ăn cho người bệnh chỉ nên luộc, hấp, kho chứ không nên chiên rán.
- Trứng: lòng trắng trứng có chứa nhiều methionin, eytein và eystin là những acid amin giúp bảo vệ gan.
- Các loại vitamin và khoáng chất: các chất này rất cần thiết cho gan, hãy đảm bảo đủ lượng rau quả tươi nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Khi được chẩn đoán mắc ung thư gan, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở điều trị uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Để có một sức khỏe tốt, bạn có thể bổ sung các khoáng chất cho cơ thể thông qua các loại nước điện giải. Ngoài ra, việc sử dụng các loại máy lọc không khí hay máy lọc nước cũng rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay.