Xem ngay để hiểu rõ về viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh lý phức tạp khó phân biệt với viêm phổi, lao phổi, hen suyễn… Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ biến chứng tương đối cao. Xem ngay bài viết này để hiểu rõ về bệnh viêm phế quản.
1. Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng của các mô xung quanh vùng phế quản, bao gồm niêm mạc, tiểu phế quản khiến không khí lưu thông qua phế quản khó khăn. Bệnh viêm phế quản thường không phát triển nhanh chóng giống như các loại bệnh về đường hô hấp khác.
Bệnh này thường tiến triển theo từng giai đoạn như:
- Viêm phế quản cấp tính: Thông thường các triệu chứng của bệnh biểu hiện trong khoảng 7-10 ngày hoặc vài tuần là lâu nhất.
- Viêm phế quản mãn tính: Bệnh có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm hoặc tái phát nhiều lần trong năm.
Các biểu hiện bệnh viêm phế quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hen suyễn, viêm phổi…bao gồm các dạng sau:
- Viêm phế quản co thắt: Lớp niêm mạc bên trong phế quản bị sưng tấy, làm tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Người bị bệnh sẽ có các biểu hiện như ho có đờm ,tức ngực, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, lồng ngực co giật, thở yếu, thở khò khè…
- Viêm phế quản bội nhiễm: Trường hợp bệnh nhân đã mắc viêm phế quản và bị tấn công bởi một loại virus, vi khuẩn khác. Khi mắc phải loại bệnh này, bệnh nhân sẽ xuất hiện những biểu hiện chủ yếu như sốt cao, họng đau rát, hơi thở khò khè, ho có đờm xanh hoặc vàng, sổ mũi, ngạt mũi, mệt mỏi, chán ăn,…
- Viêm phế quản dạng hen: Là tình trạng niêm mạc bị thu hẹp do phù nề, làm co thắt các cơ phế quản. Các ống dẫn khí từ phế quản đến phổi có biểu hiện bị viêm nhiễm. Hậu quả làm bệnh nhân khó thở, hơi thở rít hoặc khò khè, có biểu hiện sốt, … giống với triệu chứng của bệnh hen suyễn.
- Viêm phế quản phổi: Biểu hiện của bệnh là các túi khí chứa nhiều chất mủ và tích tụ các dịch do virus, vi khuẩn xâm nhập từ phế quản cho đến phổi. Người bệnh có thể có các biểu hiện điển hình như sốt cao, cảm giác ớn lạnh, ho có đờm đặc, hơi thở khò khè, cơ thể trở nên tím tái, môi chuyển xanh, nôn mửa,…
2. Viêm phế quản triệu chứng
Viêm phế quản có các đặc trưng như sự sưng tấy của niêm mạc phế quản, điều này làm thu hẹp các ống khí. Vì vậy, người bệnh có thể có các biểu hiện như:
- Sốt cao: Khi hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết có những tác nhân gây hại xâm nhập, lúc này sẽ tự tăng nhiệt độ lên để có thể tiêu diệt chúng. Bệnh nhân có thể sốt từ vừa đến cao và kéo dài nhiều ngày ở giai đoạn cấp tính.
- Ho khan hoặc ho có đờm: Các cơ trơn phế quản tích cực co bóp và tiết ra các chất dịch. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh thường bị ho có đờm. Ho khan nhiều hơn khi về đêm.
- Khó thở, thở khò khè, tức ngực: Các ống dẫn khí bị thu hẹp lại làm cho người bệnh có thể cảm giác bị khó thở. Trường hợp bị viêm phế quản ở dạng hen thường có biểu hiện thở rít, có thể biến chứng thành bệnh hen suyễn nếu bị lâu dài.
- Người mệt mỏi, chán ăn: Người bệnh có trạng thái mệt mỏi và chán ăn do tình trạng sốt cao, ho nhiều và khó thở kéo dài. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân khiến người bệnh bị sụt cân.
3. Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản
Theo thống kê, có khoảng 80% các trường hợp do virus gây ra. Khi bị suy yếu hệ miễn dịch, các virus dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể con người. Trong đó, thường gặp nhất là các chủng virus như: các loại virus cúm, virus sởi, Virus ở dạng hợp bào đường hô hấp (RSV),…
Trường hợp còn lại là do các loại khuẩn phế cầu, liên cầu hay khuẩn E.coli,… gây ra. Các vi khuẩn, virus dễ dàng phát triển và gây ra bệnh nếu có các yếu tố sau:
- Khí hậu thay đổi đột ngột: Tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất là vào mùa thu, đông hoặc hè. Vì đây là thời điểm rất nhiều người mắc các loại bệnh về đường hô hấp.
- Hút thuốc lá: Chất Nicotin có trong khói thuốc là đã làm cho viêm nhiễm niêm mạc ở đường hô hấp, sự suy giảm hệ miễn dịch làm cho người này mắc bệnh viêm phế quản.
- Hệ miễn dịch yếu: Những đối tượng yếu kém về hệ miễn dịch và sức đề kháng như ở trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai,… sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh viêm phế quản.
- Đặc thù công việc: Do tính chất công việc, nhiều người làm việc trong Môi trường có nhiều khói bụi, các loại hóa chất, khí hậu ẩm ướt,… đây là các tác nhân khiến phế quản bị kích thích, dẫn đến tiết ra nhiều chất dịch nhầy. Đây là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm viêm phế quản.
4. Điều trị viêm phế quản
Trong bất kỳ các trường hợp phải dùng thuốc nào, người bệnh cần phải hết sức cẩn thận. Đặc biệt là khi sử dụng cho các đối tượng là trẻ em, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú. Tốt nhất nên có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Cần cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh nên cung cấp đủ các nhóm thực phẩm chính cho cơ thể như các loại khoáng chất, vitamin, đường, đạm và các loại chất béo. Bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cho phế quản, tăng cường hệ miễn dịch và tuyệt đối hạn chế các loại thực phẩm làm kích thích đường hô hấp.
Sử dụng các loại máy lọc không khí và máy lọc nước để cải thiện môi trường sống cho người bệnh viêm phế quản.
Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm sau đây:
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất. Chúng có tác dụng giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch, thường chứa nhiều nhất ở trong các loại rau củ và trái cây.
- Các loại ngũ cốc, các loại hạt vừa giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể vừa cung cấp các chất dinh dưỡng như các loại vitamin, protein, canxi,… các chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa và gia tăng các lợi khuẩn.
- Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, giúp giải các loại độc tố đồng thời có tính kháng viêm như trà hoa cúc, trà xanh, trà gừng. Sử dụng nước điện giải giúp bổ sung lượng nước và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Khi bị viêm phế quản nên:
- Hạn chế dùng các loại đồ ăn đã được chiên, rán, chứa nhiều dầu mỡ;
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt cho cơ thể như mỡ động vật;
- Không nên ăn nhiều muối, đường, đồ ăn quá cay nóng, ăn quá chua;
- Không nên dùng các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia.
5 Giải đáp thắc mắc
5.1. Viêm phế quản uống thuốc gì?
Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này nếu được điều trị sớm và thực hiện tốt các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo tình trạng và mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Ngày nay, người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp như Tây y, Đông y hay y học cổ truyền.
5.2. Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Viêm phế quản là một căn bệnh tương đối nguy hiểm đối với sức khỏe chúng ta. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Các biến chứng thường gặp như:
- Viêm phổi: Các túi khí có trong phổi tồn động nhiều chất dịch mủ do các tác nhân vi sinh có thể di chuyển nhanh chóng từ phế quản vào phổi.
- Hen phế quản: Viêm phế quản lâu ngày khiến các lớp niêm mạc bị tổn thương bị viêm nhiễm nặng hơn. Điều này dẫn đến tình trạng phế quản bị thu hẹp, không thể lưu thông khí và tạo ra nhiều cơn hen suyễn.
- Áp xe phổi: Phổi có thể bị nhiễm trùng nặng và cuối cùng là hoại tử. Biến chứng này có thể làm nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
- Tràn mủ màng phổi: Áp xe bị vỡ làm cho tràn mũ màn phổi. Khi mắc phải biến chứng này thì nguy cơ tử vong ở người bệnh rất cao .
- Ung thư phổi: Bệnh nhân gặp biến chứng này khi phổi đã bị ăn mòn. Hiện nay, bệnh ung thư phổi chỉ sử dụng các phương pháp kéo dài sự sống mà chưa có thuốc đặc trị.
5.3. Viêm phế quản có lây không?
Theo bác sĩ Lê Phương, thuộc Trung tâm Đông y Việt Nam cho biết: “Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do virus và vi khuẩn, chúng có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác. Những người có hệ miễn dịch suy giảm rất dễ bị viêm phế quản nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch thể hoặc dùng chung các loại vật dụng cá nhân với người bệnh.
Bệnh viêm phế quản gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên người bệnh cần điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh. Sau khi điều trị khỏi bệnh cũng cần có biện pháp phòng và điều trị đúng cách, chăm sóc cơ thể để bệnh không xuất hiện trở lại nhanh chóng