Nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh này.

Tác giả: Triệu Thị Hà Đăng ngày: 24/01/2022 Lần cập nhập cuối: 24/01/2022

Nấm âm đạo khi mang thai ở phụ nữ là tình trạng các loại nấm phát triển mạnh ở vùng âm đạo, nấm Candida Albicans phát triển quá nhiều. Tình trạng này xảy ra do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ trong thời gian mang thai khiến các vi khuẩn có hại phát triển mạnh làm mất đi sự cân bằng môi trường âm đạo, gây ra các chứng bệnh tạo môi trường phát triển cho các loại nấm. Gây ra nấm âm đạo khi mang thai. Khi mang thái các tế bào nấm càng có cơ hội phát triển hơn vì người mẹ uống kháng sinh tạo ra môi trường phát triển thuận lợi co loại nâm này gây ra nấm âm đạo khi mang thai. Khi bắt đầu có thai, độ PH trong âm đạo người mẹ trở nên nhiều tính kiềm hơn là tính a-xít, trở thành nguồn thực phẩm dồi dào cho các men vi khuẩn. Dịch tiết âm đạo cũng tăng khiến âm đạo luôn ẩm ướt cũng là một môi trường thuận lợi cho các loại nấm sinh sản. Mức oestrogen thay đổi cao cũng góp phần cho nấm phát triển. Ngoài ra nhữngphụ nữ có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, những người đang dùng loại steroid hoặc hóa trị cũng rất dễ bị nấm nhất là nấm âm đạo.

Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai ở người mẹ

Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng nấm men phát triển trong âm đạo do sự phát triển quá mức vì môi trường acid của âm đạo bị mất cân bằng. Nấm âm đạo sẽ có các biểu hiện như khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường, màu trắng hay đục hoặc bã đậu, có thể có máu do bị sung huyết. Có thể kèm theo các triệu chứng vùng kín khó chịu, nóng rát.
Nấm âm đạo rất phổ biến nhất là đối với phụ nữ mang thai đây là đối tượng nguy cơ cao hơn cả do nồng độ hormone estrogen tăng cao, cùng nhiều thay đổi cơ địa khiến môi trường vùng kín mất cân bằng, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Nấm Candida là tác nhân phổ biến gây nấm âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ nói chung hay và phụ nữ mang thai nói riêng. Như vậy có thể thấy rằng nấm candida là tác nhân chính gây nên nấm âm đạo khi mang thai.

Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé

Bình thường hầu hết khi nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của mẹ lẫn bé. Mặc dù vậy khi mẹ bầu phát hiện bệnh này nên điều trị tích cực kết hợp với kiêng cữ để loại bỏ tác nhân gây bệnh hoặc kiểm soát nấm âm đạo một cách tối đa.
Trường hợp mẹ bé bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai thì khi sinh em bé, nấm có thể sẽ nhiễm vào niêm mạc miệng của bé, gây viêm da bé, đen miệng, tưa lưỡi,…
Cần thiết theo dõi điều trị nấm âm đạo khi mang thai để phòng ngừa các nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng ở trong tử cung hay sức đề kháng yếu thậm chí là sinh non hay viêm phổi,… do nấm tạo ra. Nhưng những rủi ro này hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu mẹ và bé theo dõi và điều trị bệnh tích cực.

Cách phòng tránh bị nấm âm đạo khi mang thai

nấm âm đao khi mang thai

Dưới đây là các biện pháp tốt để phòng tránh nấm âm đạo khi mang thai :
Lưu ý Chọn đồ lót chất liệu phải thoáng mát, thấm mồ hôi tốt.
Thường xuyên giặt giũ vệ sinh đồ lót, phơi dưới nắng hoặc sấy nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ có thể dùng dung dịch vệ sinh, vệ sinh đúng cách, không thụt rửa quá sâu trong âm đạo tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Chọn dung dịch rửa pH phù hợp, dịu nhẹ mát tránh dùng loại có khả năng tẩy rửa quá mạnh gây tổn thương hay mất cân bằng môi trường âm đạo.
Hạn chế việc quan hệ tình dục: đối với phụ nữ mang thai vẫn có thể quan hệ tình dục an toàn, tuy nhiên nếu người mẹ nhiễm nấm âm đạo thì nên tránh quan hệ trong thời gian điều trị bệnh này.

Cách điều trị nấm âm đạo

Với nền y học hiện đại như hiện nay thì việc chữa trị tình trạng nấm âm đạo khi mang thai sẽ không hề khó khăn nếu như bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, phải liên hệ ngay tới các y bác sĩ chuyên khoa sản để được hỗ trợ một cách tốt nhất khi có các triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Nếu điều trị phù hợp thì chỉ cần 1 đến 2 tuần bệnh sẽ được chữa khỏi.
Biện pháp chữa bệnh nấm âm đạo thường thấy khi mang thai mang lại hiệu quả nhất là đặt thuốc tại vị trí bị nấm. Phương pháp này đã được nghiên cứu và chứng minh an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Một số trường hợp gặp phải những triệu chứng bất thường khi điều trị hầu như là do việc chưa tuân thủ đúng chỉ dẫn mà các bác sĩ chỉ định.
Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ cũng nên lưu ý những điều cơ bản sau:
Không nên tùy tiện mua thuốc về nhà tự chữa trị khi chưa được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa sản vì làm như vậy không những bệnh không thuyên giảm mà còn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn nữa hoặc cơ thể bị nhờn với các thành phần của thuốc hoặc vì sử dụng thuốc không đúng cách mà mang lại những hậu quả khó lường.
Mẹ bầu Khị bị nấm âm đọa khi mang thai cũng có thể sử dụng những loại dung dịch giúp làm sạch vùng kín và cần bằng độ pH trong âm đạo khi thấy dịch âm đạo tiết ra quá nhiều với màu bất thường và gây ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, trong quá trình vệ sinh thì việc nhẹ nhàng vệ sinh, không thụt rửa cũng sẽ tránh nguy cơ để vô tình đẩy thêm vi khuẩn có hại vào trong cơ thể người phụ nữ.

Ngoài ra mẹ bầu nên ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau củ, uống nhiều nước đặc biệt là nước điện giải.

Bài viết mới