Giải đáp tất tần tật các thắc mắc liên quan đến món ăn quốc dân bánh mì

Tác giả: VinhThang Đăng ngày: 01/04/2022 Lần cập nhập cuối: 27/03/2022

Khi nhắc đến món bánh mì chắc chúng ta đã không còn xa lạ gì nữa. Được gọi là món ăn quốc dân bởi vì chúng quá quen thuộc đối với mỗi người trong các bữa ăn hằng ngày. Bánh mì có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để cho ra những hương vị và giá trị độc đáo, nó đơn giản nhưng phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của rất nhiều người trong mỗi chúng ta. Hôm nay, xin mời các bạn cùng đến với 1 bài viết của nước uống điện giải về Giải đáp tất tần tật các thắc mắc liên quan đến món ăn quốc dân bánh mì

bánh mì là gì và thành phần
bánh mì là gì và thành phần

Bánh mì là gì?

Là loại thực phẩm quá quen thuộc không chỉ có ở Việt Nam mà nó còn xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loại bánh làm từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được nghiện thành bột và trộn với nước, thường sử dụng phương pháp nướng để tạo nên hình dạng sản phẩm như ta đã thấy như ngày nay. Loại thực phẩm nhân tạo này đã được xuất hiện từ lâu và trở thành một trong những nguồn thực phẩm không thể thiếu kể từ lúc bắt đầu của nền nông nghiệp.

Bánh mì Việt Nam có lớp vỏ bên ngoài là 1 lớp bánh nướng giòn thơm, ruột mềm, bên trong là phần nhân. Được cắt 1 dọc 1 bên sau đó tách ra để bỏ các nguyên liệu vào trông rất là ngon. Đây là một món ăn được xem như là bình dân và được đa số mọi người sử dụng như thức ăn nhanh. Nó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như 1 bữa ăn hằng ngày, có ăn kèm với 1 ly nước nữa là trọn bộ.

Bánh này được mọi người sử dụng với nhiều hình thức khác nhau, tại bất khì bữa ăn nào trong ngày. Nó có thể được xem như một món ăn nhẹ hay là thành phần của một món ăn hấp dẫn nào đó, chẳng hạn như các món chiên được bọc trong lớp bánh để không bị dính ra ngoài, thành phần dùng trong bánh pudding hay để kẹp thức ăn, đồ uống để không bị chảy.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g : 264 calo, 3,2g lipid,0,7 chất béo bão hòa, các khoáng chất như natri, kali, cacbohydrate, chất xơ, đường, protein, sắt , magie, các vitamin như C, D, B6, B12.

Nguồn gốc của bánh mì

Bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ bánh baguette, do người Pháp đưa vào lãnh thổ Việt Nam trong khoảng thế kỷ 20. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bánh mì đã có mặt tại Việt Nam từ 150 năm trước. Nhiều tài liệu còn cho thấy bánh này đã được người Pháp đưa vào nước ta từ sau lần viễn chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp, sau lần này thì bánh mì đã dần tiếp cận gần hơn với người dân. Lúc đầu nó chỉ được xem như một món ăn cho vui chứ không xem như món ăn chính thức. Sau dần, thì loại bánh này được tiếp nhận và trở thành 1 phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt

Sau nhiều thập kỷ bánh mì Việt Nam lan ra khắp miền Trung miền Nam đặc biệt là ở Sài Gòn. Người Sài Gòn đã cải tiến bánh mì baguette thành ổ bánh mì nhỏ, ngắn, dài khoảng 30 đến 40cm, ruột bên trong rỗng để chứa nhiều nguyên liệu tương tự như món sandwich ngày nay. Tùy thuộc vào phần nhân bánh bánh mì, ngày nay có nhiều tên gọi khác nhau, có thể ăn kèm với thịt bò kho, cá mòi hay xíu mại.

Ngày nay bánh mì có mặt ở gần như mọi đất nước mà kiều bào Việt Nam sinh sống, đây là một loại nguyên liệu dễ tìm cũng như cách chế biến khá đơn giản hợp với văn hóa và nếp sống, sinh hoạt của người Việt. Bánh mì Sài Gòn thuộc top 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn nhất thế giới.

Thành phần thường có trong bánh mì

bánh mì Việt Nam
bánh mì Việt Nam

Nhắc đến thành phần có trong bánh mì ta không thể không nhắc đến khả năng kết hợp độc đáo với nhiều loại nguyên liệu khác nhau để tạo nên một sản phẩm ngon và hấp dẫn như bánh mì. Với lớp vỏ giòn xốp bên ngoài và lớp nhân trắng mềm bên trong thì bánh mì có thể trộn với nhiều loại thực phẩm hấp dẫn.

Có 4 thành phần nguyên liệu chính phối hợp để tạo nên món bánh mì ngon hiện nay:

Phần nguyên liệu chính từ động vật: xúc xích, xíu mại, giò heo, chả lụa, pa tê, lạp xưởng, thịt gà xé, cá mòi, phô mai, trứng ốp la, thịt ngụi, chả cá, bì, bơ, mỡ hành,…

Thành phần rau: dưa leo thái, rau mùi, ngò, đồ chua ( cà rốt, củ cải chua ngọt), hành lá, hành tây, ớt,..

Phần gia vị: Muối ăn, hạt tiêu, hạt canh,..

Nước xốt: nước nắm, xì dầu, nước xốt, tương ớt, mayonnaise,..

Tất cả các nguyên liệu được kể trên đều phục vụ ngu cầu ăn uống của người tiêu dùng, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào sở thích và mong muốn của họ. Đồng thời loại bánh mì này còn có thể kết hợp với nhiều loại nhân khác nhau ở mỗi vùng trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt, bánh mì phải thêm pate, nó được xem như là linh hồn của món bánh mì.

Tham khảo bài viết Lý giải thắc mắc bánh mì ngọt bao nhiêu calo và ăn bánh mì ngọt có béo không

Các loại bánh mì phổ biến hiện nay

Hiện nay có khả nhiều loại bánh mì khác nhau được chế biến từ đa dạng các nguyên liệu để tăng thêm tính hấp dẫn và ngon miệng cho người sử dụng. Chúng tôi sẽ giới thiệu qua một số loại bánh mì tốt cho sức khỏe mà bạn và người thân có thể sử dụng.

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Đây còn được xem là bánh mì ngũ cốc nảy mầm, quá trình nảy mầm của ngũ cốc được chứng minh cho thấy gia tăng số lượng cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng có trong ngũ cốc như các chất xơ, protein. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loại bánh này có lượng vitamin quan trọng giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cao gấp 3 lần so với bánh mì bình thường.

Bánh mì lên men tự nhiên

Đây là loại bánh được làm từ các loại ngũ cốc lên men tự nhiên, quá trình lên men sẽ làm giảm axit phytic. Các loại bánh này dễ dàng tiêu hóa hơn so với bánh bình thường, vi khuẩn hình thành trong quá trình lên men là các vi khuẩn lành mạnh có ích cho đường ruột và hệ tiêu hóa của con người. Nó thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh và kích thích tiêu hóa tốt. Đây được xem là một loại bánh tốt cho người tiểu đường vì vi khuẩn trong bột lên men đã làm giảm tốc độ tiêu hóa tinh bột. Ít làm tăng lượng đường trong máu, không gây béo khi sử dụng.

Bánh mì yến mạch

Là loại bánh được làm từ sự kết hợp của yến mạch, bột mì nguyên cám, men, nước và muối. Thành phần dinh dưỡng rất cao và mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, vì thế chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng ảnh loại bánh mì này trong các bữa ăn sáng hằng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bánh mì lúa mạch đen

Bánh mì lúa mạch đen có màu sẫm và đặc hơn. Loại bánh lúa mạch đen truyền thống làm từ thành phần bột lúa mạch đen 100% và đặc biệt không chứa bất kỳ một loại bột nào khác. Khi sử dụng loại bánh này nó sẽ giúp bạn no lâu và ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó đó nó chứa lượng chất xơ hòa tan cao giúp cơ thể giải phóng Insulin làm chậm đi nhiều quá trình tiêu hóa carbs, đồng thời giữ đường huyết ở mức ổn định

Trên đây là những thông tin thêm cho bạn hiểu hơn về loại thực phẩm quốc dân, bánh mì. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích và thú vị mà chúng tôi cung cấp. Hãy sử dụng máy lọc nước và máy lọc không khí để tạo cho gia đình bạn một môi trường trong lành và khỏe mạnh.

Tham khảo thêm tại Trả lời câu hỏi bánh mì tươi là gì và bánh mì tươi có tốt cho sức khỏe không

Bài viết mới