Bệnh lý cực kì nguy hiểm ung thư gan

Tác giả: Trương Thị Ánh Tuyết Đăng ngày: 30/12/2021 Lần cập nhập cuối: 30/12/2021

Ung thư gan là một bệnh lý nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Các tế bào ung thư phát triển gây hại trong các mô của gan, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh lý cực kì nguy hiểm ung thư gan
Bệnh lý cực kì nguy hiểm ung thư gan

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư gan

Ung thư gan là một dạng bệnh lý hết sức nguy hiểm. Những tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ gây hại ở trong các mô của gan. Khi tế bào ung thư xuất hiện ở gan là lúc ung thư nguyên phát xảy ra. Tên các loại ung thư thường được đặt theo tên của loại tế bào làm nguồn gốc cho sự khởi phát ung thư. Một số loại ung thư ở gan như: Ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư biểu mô đường, dạng ung thư gan thứ phát hoặc di căn,…

2. Các nguyên nhân, yếu tố tăng nguy cơ ung thư gan

Các nguyên nhân, yếu tố tăng nguy cơ ung thư gan

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan:

Những người mắc các bệnh như viêm gan B mạn tính, bệnh viêm gan C mạn tính và đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng nhiều đồ uống có chứa cồn. Theo các nghiên cứu, những người mắc viêm gan B mạn tính có nguy cơ cao gấp 100 lần so với những người không nhiễm bệnh.

Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: sự di truyền, nhiễm độc aflatoxin (có thể có trong đậu phộng, lúa mì hay đậu nành và các loại ngũ cốc bị mốc), các nguyên nhân gây ra xơ gan (vết sẹo ở gan),…

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan:

  • Giới tính

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ mắc ung thư gan ở nam giới thường cao hơn là nữ giới. Chủ yếu là do những hành vi làm tăng các nguy cơ mắc bệnh như sử dụng rượu bia, hút thuốc,…

  • Viêm gan virus mạn tính

Những người mắc viêm gan mạn tính (như  viêm gan B, viêm gan C ) thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao. Các tình trạng viêm gan sẽ dễ dẫn đến xơ gan, từ đó dẫn đến ung thư gan. Các loại viêm gan B hay viêm gan C có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung các loại kim tiêm bị nhiễm bệnh, quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con,… Phần lớn những bệnh nhân mắc các bệnh này sẽ dễ tiến triển thành viêm gan mạn rồi trở thành ung thư gan.

  • Xơ gan

là khi các tế bào của gan bị phá hủy và dần bị thay thế bởi các mô xơ. Những người bị  xơ gan sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư gan. Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư gan đều có biểu hiện xơ gan, trừ một số trường hợp.

  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Những người béo phì khi bị gan nhiễm mỡ không phải do rượu, dẫn đến gan bị xơ.

  • Nghiện rượu

Những người thường xuyên sử dụng quá nhiều rượu bia, các chất kích thích là nguyên nhân hàng đầu gây ra xơ gan và làm nguy cơ ung thư gan tăng cao.

  • Hút thuốc lá

Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này. Người đã từng hút thuốc lá sẽ có nguy cơ ít hơn người đang hút, tuy nhiên, cả 2 nhóm này thường có nguy cơ cao hơn là những người không hút.

  • Béo phì

Những người béo phì có thể có nguy cơ cao bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan từ đó dẫn đến căn bệnh nguy hiểm trên.

  • Tiểu đường type 2

Người mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng có nguy cơ mắc ung thư gan, thường gặp hơn hết ở những người bệnh có yếu tố nguy cơ như bị viêm gan mạn hay những người nghiện rượu. Những người mắc bệnh đái tháo đường kèm theo thừa cân hoặc béo phì càng có nguy cơ gây ra các vấn đề về gan.

3. Phòng trừ bệnh ung thư gan

Phòng trừ các vấn đề gây ra căn bệnh nguy hiểm trên là mối quan tâm của hầu hết tất cả mọi người. Một số lưu ý có thể đề cập như sau:

Vai trò quan trọng của việc đảm bảo dinh dưỡng. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần lưu lại việc lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo an toàn, làm vệ sinh sạch sẽ, nên ăn chín, uống sôi.

Trong bữa ăn hàng ngày, hãy cung cấp đầy đủ năng lượng, nhưng phải cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng. 4 nhóm thực phẩm chủ yếu như: chất đạm (có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo (từ mỡ động vật, nên sử dụng các loại dầu làm từ thực vật), chất đường bột (thường có trong các loại ngũ cốc) và đặc biệt là nhóm rau xanh, trái cây. Tuyệt đối không nên ăn những loại thực phẩm đã bị nấm mốc. Nguyên nhân là vì chúng thường chứa aflatoxin – một loại độc tố gây ra ung thư gan. Hãy bảo quản thức ăn thật cẩn thận, nếu thấy bị mốc thì cần bỏ ngay. Không nên ăn các loại đồ ăn đã để qua đêm, hay dùng nhiều đồ ăn chiên rán.

Theo nghiên cứu, chất aflatoxin sẽ không bị phân hủy dù cho ở nhiệt độ cao hay khi được chế biến ở nhiệt độ trên 200 độ C. Việc suy nghĩ có thể dùng nhiệt độ cao để loại bỏ được chất này là hoàn toàn sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sức khoẻ. Đối với các loại thực phẩm được chế biến bằng cách nướng, quay hay chiên rán thường không tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt là khi thực phẩm đã cháy khét thì mọi người nên bỏ ngay vì chúng thường sinh ra các loại độc tố gây nguy cơ mắc ung thư, được gọi là hidrocacbon đa vòng thơm.

Bác sĩ thường đưa ra các khuyến cáo người dân không nên sử dụng thuốc lá, hạn chế việc uống rượu bia và thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ. Sử dụng nước điện giải một cách phù hợp để bảo sung khoáng chất cho cơ thể.

Việc tiêm ngừa viêm gan siêu vi B là hết sức quan trọng để có thể phòng ngừa bệnh xơ gan (một trong những nguyên nhân làm tăng nguy mắc bệnh ung thư gan so với những người bình thường).

Đảm bảo việc khám sức khoẻ định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh ngay ở giai đoạn đầu, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị. Bạn nên đi khám ở những bệnh viện uy tín và có chuyên môn cao để việc tầm soát có chất lượng.

Khi có các biểu hiện như ho nhiều, mệt mỏi kéo dài và bạn có tiền sử hút thuốc lá nhiều, thường uống rượu (các yếu tố tăng nguy cơ) thì tốt hơn hết nên thực hiện các xét nghiệm và các kiểm tra chuyên sâu.

4. Máy lọc không khí – giảm tác động của môi trường tới bệnh ung thư gan

Với tình trạng ô nhiễm không khí vô cùng nghiêm trọng hiện nay. Đây là một điều đáng lo ngại đến sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và những người lớn tuổi. Vì vậy, có thể sử dụng máy lọc không khí như một giải pháp hiệu quả để chăm sóc sức khỏe và giải quyết vấn đề này.

Khi trong nhà bạn không sử dụng máy lọc không khí thì lá phổi có thể sẽ phải lọc hết công suất nhưng vẫn bị giữ lại các hạt bụi mịn thường có kích thước khoảng 30 nm trở lên ở trong cơ thể. Đối với các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn thế, chúng hoàn toàn có thể đi xuyên qua phổi xâm nhập vào máu và gây tích tụ ở gan và thận. Thực tế, dù các bụi mịn này tích tụ ở đâu trong cơ thể chúng ta đều gây ra các tác hại tiềm ẩn. Một số trường hợp qua thời gian có thể gây ra các bệnh ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư thận,…

5. Một số câu hỏi về ung thư gan

5.1. U gan và ung thư gan có khác nhau không?

U gan được chia thành hai loại: một là u gan ác tính và hai là u gan lành tính. U gan ác tính, hay còn được biết là ung thư gan nguyên phát (là tình trạng khối u ác tính có xuất phát chủ yếu từ các tế bào gan). Khi bệnh nhân đã nhiễm virus của viêm gan B, C và đặc biệt là có thói quen uống rượu. Chúng dẫn tới xơ gan và con đường cuối cùng là ung thư gan (có tỷ lệ là 80%).

5.2. Ung thư gan có di truyền không?

Cũng như phần lớn các bệnh ung thư khác, bệnh ung thư gan thường không có nhiều yếu tố di truyền. Theo các số liệu thống kê cho thấy chỉ khoảng 10% căn bệnh này có thể di truyền theo huyết thống từ các thành viên trong gia đình. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ở sau tuổi 50 thì thường khả năng di truyền là rất thấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối với những người có cùng huyết thống với người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường khác.

Bài viết mới