Kiến thức bạn nên biết về thức ăn tốt cho sức khỏe

Tác giả: Bích Tuyền Đăng ngày: 09/01/2022 Lần cập nhập cuối: 10/01/2022

Để có một sức khỏe tốt, bên cạnh việc rèn luyện thể dục, thể thao, bạn cần đảm bảo cho mình một chế độ ăn hợp lý. Và để làm được điều đó, bạn không nên bỏ qua kiến thức về thức ăn tốt cho sức khỏe mà Nước uống điện giải sẽ mang đến ngay sau đây.

Kiến thức về thức ăn tốt cho sức khỏe
Thế nào thức ăn tốt cho sức khỏe?

Thế nào thức ăn tốt cho sức khỏe?

Thức ăn tốt cho sức khỏe là các loại thức ăn lành mạnh, giúp tăng cường sức khỏe của mỗi người chúng ta. Một số thức ăn tốt cho sức khỏe có thể kể đến như rau củ quả, các loại đậu, trứng…Với các loại thức ăn này, bạn phải sử dụng với lượng hợp lý để có được sức khỏe tốt.

Tại sao chúng ta nên sử dụng những thức ăn tốt cho sức khỏe?

Sau những ngày làm việc mệt mỏi, stress kéo dài hay suy nhược cơ thể thì việc bồi bổ sức khỏe là việc vô cùng cần thiết. Việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho gia đình một cách lành mạnh, khoa học, phù hợp để ngăn ngừa bệnh tật bạn cũng không nên bỏ qua. Bạn có thể tăng cường sức khỏe bằng nhiều cách như tập thể dục hằng ngày, không dùng các chất gây hại cho cơ thể. Và đặc biệt, việc sử dụng các món ăn tốt cho sức khỏe cũng là một trong các phương pháp quan trọng.

Thức ăn tốt cho sức khỏe được phân chia như thế nào?

Chúng ta có thể chia thành 4 hoặc 5 nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng tôi sẽ chia thành 4 nhóm như sau:

Nhóm bột đường

Đây là nhóm thức ăn tốt cho sức khỏe có thể kể đến đầu tiên. Nguồn cung cấp năng lượng chính giúp cơ thể hoạt động đến từ nhóm bột đường. Gạo là lương thực được sử dụng nhiều nhất trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác để làm đa dạng các loại thực phẩm, từ đó tăng cường lợi ích cho sức khỏe. Thói quen ăn nhiều cơm của người Việt làm cho họ không đảm bảo được tính cân đối của khẩu phần ăn. Năng lượng của nhóm chất bột đường chỉ nên chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần của người trưởng thành, còn lại do chất béo (20-25%) và chất đạm (10-15%) cung cấp.

Nhóm chất đạm

Cung cấp các thành phần cần thiết để bồi bổ cơ thể, đảm bảo sự phát triển của cơ thể và duy trì nhiều hoạt động quan trọng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Cần ăn phối hợp các thức ăn giàu đạm thực vật (từ các loại đậu, đỗ …) và đạm động vật (như thịt, cá, trứng, sữa …). Thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò…) chứa nhiều sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt và đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Tuy nhiên, ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout… vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều. Bạn nên tăng cường ăn thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim…), ăn cá ít nhất 3 bữa / tuần. Ngoài ra, các loại đậu là nguồn cung cấp đạm thực vật nên bạn cũng nên sử dụng loại thực phẩm này.

Nhóm chất béo

Giúp cung cấp năng lượng cho các chức năng và sự phát triển của cơ thể, đồng thời hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Nhiều chất béo bão hòa và khó hấp thu thường có trong mỡ động vật nên cần thận trọng khi sử dụng. Các chất béo không bão hòa, đặc biệt là omega 3, omega 6, omega 9 thường chưa nhiều trong cá và gia cầm, rất tốt cho sức khỏe.

Thức ăn tốt cho sức khỏe được phân chia như thế nào?

Dầu thực vật cũng thường chứa nhiều chất béo không bão hòa nên có tác dụng tốt cho tim mạch, nên ăn những loại dầu này như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt cải…, hạn chế đồ nướng. Vì nó làm tăng nguy cơ ung thư. Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo chuyển hóa như mì gói cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên cần hạn chế.

Nhóm vitamin và khoáng chất

Cung cấp các nguyên tố vi lượng và chất bảo vệ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở nhiều lứa tuổi. Các loại rau có lá màu xanh đậm và các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng, cung cấp sắt, giúp chống thiếu máu do thiếu sắt, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Ngoài ra, rau củ quả còn chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa nên có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng chống các bệnh mãn tính không lây. Ăn ít rau và trái cây được cho là nguyên nhân của 1,7 triệu ca tử vong, chiếm 2,8% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Người ta ước tính rằng ăn ít rau và trái cây cũng là nguyên nhân của 19% ung thư dạ dày và ruột, 31% thiếu máu cơ tim và 11% đột quỵ.

Các nguyên tắc sử dụng thức ăn tốt cho sức khỏe

Ăn nhiều rau, củ, quả

Bởi trong những thực phẩm này có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người, lại giàu chất xơ có tác dụng loại bỏ nhanh chóng các chất độc và cholesterol dư thừa ra khỏi đường tiêu hóa. Bạn nên ăn thêm hoa quả để có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn nên chọn loại rau củ còn tươi để bổ sung khoảng 300g rau/người. Hãy chú ý đến các loại rau lá xanh và các loại rau quả có màu vàng, vì chúng chứa nhiều β-caroten, đây là chất có khả năng chống ung thư.

Ðảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng

Để bữa ăn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần dùng thức ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thực phẩm chính và thay đổi các món. Như vậy, bạn sẽ đảm bảo được một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng cho cơ thể. Nhóm lương thực gồm: gạo, ngô, khoai, sắn, mì… là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Thực phẩm giàu protein bao gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt, cá, trứng, sữa và thực phẩm thực vật như đậu và các loại đậu. Ngoài ra, bữa ăn cần có nhóm thức ăn béo và nhóm rau củ. Bạn nên ăn đủ bữa, đừng để bụng đói cho bữa sáng và ăn quá no vào bữa tối.

Không nên ăn mặn

Muối là gia vị không thể thiếu nhưng tuyệt đối không được lạm dụng. Hạn chế sử dụng muối, vì ăn càng nhiều muối càng dễ bị cao huyết áp, vì thành phần chính của muối là natri. Tính thấm của màng tế bào đối với Natri sẽ tăng lên khi ăn nhiều muối, từ đó gây tăng trương lực của thành mạch và tăng sức cản ngoại vi. Tất cả những yếu tố trên sẽ dẫn đến tăng huyết áp.

Ăn ít đường

Đừng quá lạm dụng đường! Đường làm thay đổi quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể con người. Đường giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, do đó glucose nhanh chóng thẩm thấu vào máu. Khi đó, tuyến tụy phải tiết ra một lượng lớn insulin để giúp tế bào hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng, đường glucose được chuyển hóa nhanh chóng và có tác dụng phát tín hiệu cho não bộ đã đến giờ ăn nên chúng ta sẽ cảm thấy đói. Chúng ta sẽ ăn nhiều hơn, béo phì và có thể gây ra bệnh tiểu đường. Bạn chỉ có thể sử dụng tối đa 500 gam đường mỗi người mỗi tháng.

Ăn chất béo có mức độ

Chất béo cũng rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và có thể đi nuôi cơ thể, tuy nhiên nếu bạn không dễ bị béo phì, tim mạch và cao huyết áp thì nên hạn chế chất béo động vật. Tăng cường ăn chất béo thực vật như vừng, lạc, hạn chế mỡ động vật. Mỗi người cần khoảng 600 gam chất béo mỗi tháng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn sử dụng các loại thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo cho sức khỏe của mình được tốt nhất.

Một số câu hỏi liên quan

Lượng thức ăn như thế nào là tốt cho sức khỏe?

Ngoài việc lựa chọn thức ăn như thế nào, bạn cần kết hợp với một chế độ ăn với lượng thức ăn vừa đủ để tăng cường sức khỏe. Theo ước tính của các chuyên gia dinh dưỡng, mức tiêu thụ trung bình hàng ngày trong mỗi bữa ăn nên được chia nhỏ ra. Bạn có thể tham khảo cách chia sau: buổi sáng 300 – 400 và 500 – 700 calo cho mỗi bữa trưa và bữa tối. 

Thức ăn tốt cho sức khỏe nên dùng với lượng như thế nào?

Thức ăn mua ở đâu thì tốt cho sức khỏe?

Không thể đảm bảo 100% rằng mua thức ăn ở địa điểm nào tốt cho sức khỏe và nơi nào thì không tốt. Nếu mua ở các chợ, bạn nên chọn những nơi bán có quen biết để đảm bảo mua được thực phẩm sạch. Nếu mua ở các siêu thị, bạn cũng cần lựa chọn kĩ càng để có được loại thức ăn tốt cho sức khỏe của mình.

Có phải thức ăn đắt tiền mới tốt cho sức khỏe không?

Đồ ăn tốt cho sức khỏe hay không không dựa vào độ đắt tiền của nó. Bạn nên chọn những loại thức ăn hợp lý để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn loại thức ăn quá rẻ tiền, vì đa phần nó sẽ không đảm bảo được chất lượng hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bài viết mới