Lo sợ vì khối u phổi là dấu hiệu ung thư
Thông thường, khi phát hiện u phổi hay bất kỳ khối u nào trên cơ thể, hầu hết chúng ta đều nghĩ đó là khối u ác tính, hay nói cách khác, hầu hết mọi người đều hiểu u phổi đồng nghĩa với ung thư phổi. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Ung thư phổi là một dạng của u phổi.
1 U phổi là gì?
Các khối u phổi là kết quả của quá trình phân chia và phát triển các tế bào bất thường có trong mô phổi hoặc trong đường thở dẫn đến phổi. Chúng nhân lên rất nhanh và không chết đi theo các chu kỳ thông thường. Hình thành nên nhiều tế bào bất thường, dần tích tụ thành u phổi trong cơ thể. Nếu kích thước của khối u từ 3cm trở xuống được gọi là nốt phổi, còn nếu khối u có đường kính trên 3cm được gọi là u cục.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến cả những nguyên nhân bên trong và cả bên ngoài môi trường sống, như:
- Thường xuyên sử dụng thuốc lá và những người thường xuyên hít phải khói thuốc.
- Một số loại hóa chất độc hại bị cơ thể hấp thu như sử dụng các loại thực phẩm có hóa chất, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm kém chất lượng,….
- Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, bị ảnh hưởng bởi các chất phóng xạ hay bức xạ.
- Trường hợp trong gia đình đã có người mắc u phổi – đây là một yếu tố di truyền.
- Trường hợp đã từng mắc các bệnh về phổi cũng làm gia tăng nguy cơ mắc phải u phổi.
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bạn có mắc phải u phổi hay không. Thông thường, người bệnh sẽ có một số biểu hiện bệnh như: Ho khan, ho ra máu hoặc ho có đờm, nói giọng khàn, gặp tình trạng khó thở, đau ngực,… Trường hợp bị u phổi ác tính bạn có thể gặp phải các triệu chứng di căn xa.
Do đó, khi có các biểu hiện của u phổi, bạn nên đến các cơ sở uy tính để được khám và chẩn đoán sớm.
2 U phổi có phải ung thư phổi không?
Thực chất ung thư phổi là một dạng của u phổi. Không phải cứ mắc bệnh u phổi là đang mắc ung thư phổi như nhiều người nghĩ. Tùy thuộc vào kết quả kiểm tra theo sự chỉ định của bác sĩ, có thể xác định đó là u phổi lành tính hay ác tính. Khi bạn bị u phổi ác tính đó chính là biểu hiện của ung thư phổi. Nếu kết quả kiểm tra là u phổi lành tính thì không phải là ung thư phổi, bệnh sẽ không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
3 Các loại u phổi
3.1 U phổi lành tính
U phổi lành tính không phải là ung thư phổi. Thông thường bệnh sẽ tiến triển chậm, khối u có thể ngừng phát triển hay thậm chí là nhỏ lại. U lành tính sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Trong một số trường hợp khối u có thể mở rộng và làm đè lên các mô lân cận nhưng thường sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến các mô khác trong cơ thể.
Nguyên nhân của u phổi lành tính thông thường là do phổi có vết thương, vết sẹo sau phẫu thuật, hoặc do nhiễm virus papillomas (một loại virus gây ra u nhú). Những người thường xuyên hút thuốc cũng dễ mắc phải bệnh này.
Các loại u phổi lành tính thường mắc phải như:
- Hamartoma (u mô thừa): Chiếm tỉ lệ 55% trong số các loại u phổi lành tính và tỉ lệ 8% trong các loại u phổi nói chung. Thông thường, ở nam giới sẽ dễ bị bệnh này nhiều hơn ở nữ, bệnh xuất hiện ở độ tuổi khoảng 70-80.
- Papilloma (sùi mào gà): Có tên gọi khác là bệnh u nhú, u xuất hiện ở các đường dẫn khí. Thường gặp ở người lớn nhiều hơn.
3.2 U phổi ác tính
- Ung thư phổi nguyên phát: Hay còn được gọi với tên gọi là ung thư biểu mô phế quản, nó chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các loại ung thư phổi. Thông thường, căn bệnh này có liên quan chặt chẽ đến thói quen xấu như thường xuyên hút thuốc lá và môi trường sống nhiều khói bụi, độc hại. Người lớn tuổi dễ mắc loại bệnh này hơn cả, do đó, thường hiếm gặp ở độ tuổi dưới 40. Tỷ lệ mắc bệnh này tăng dần theo từng độ tuổi.
Dựa trên kích thước của tế bào có thể chia ung thu phổi nguyên phát thành hai loại chính là: ung thư phổi có tế bào nhỏ (SCLC) và dạng ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC). - Ung thư phổi thứ phát: là tình trạng khối u ở một cơ quan khác làm lây lan đến phổi thông qua đường máu hoặc đường bạch huyết. Đây là loại bệnh khó chẩn đoán, để có thể điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để có thể tìm ra được vị trí u đã lây lan sang phổi.
4. U phổi ác tính sống được bao lâu?
Trong trường hợp mắc ung thư phổi thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh là tương đối thấp. Theo các thống kê y khoa, chỉ khoảng 15% trường hợp người mắc bệnh sau khi được chẩn đoán có thể sống quá 5 năm. Tùy thuộc vào tiên lượng bệnh, loại bệnh mắc phải, giai đoạn bệnh khi phát hiện, tình trạng sức khỏe của từng người, .. Thực tế, vẫn có nhiều trường hợp có thể sống qua 5 năm với điều kiện có sức khỏe ổn định. Qua 5 năm điều trị ung thư mà không có hiện tượng tái lại thì có thể xem là khỏi bệnh.
5. Có nên mua máy lọc không khí để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp?
Ô nhiễm không khí trong nhà đang là nỗi lo của các gia đình hiện đại,đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ, người già – thuộc những đối tượng dễ mắc phải bệnh về đường hô hấp. Máy lọc không khí là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn, có thể giải quyết các vấn đề này. Máy lọc không khí hiện nay được thiết kế có thể giúp loại bỏ gần 99,97% bụi bẩn và khí độc ở trong nhà của bạn. Được trang bị với hệ thống lọc giúp làm sạch các loại bụi bẩn kể đến như bụi mịn, khí độc, khử được mùi hôi và các loại nấm mốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại máy lọc nước, kiểm soát lượng nước nạp vào cơ thể. Nước điện giải là một sự lựa chọn tuyệt vời giúp bạn cung cấp đủ lượng nước và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.