Lông chó có hại sức khỏe không? Cha, mẹ nên làm gì để xử lý lông chó mèo

Tác giả: Phan Thị Linh Chi Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Thú cưng chính là người bạn quen thuộc với con người nó giúp trẻ em phát triển được tâm lý tốt, giúp trẻ biết quý trọng và yêu thương mọi người hơn. Vậy nên hy vọng bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng về tác hại khi bé thường xuyên tiếp xúc với lông chó và cha mẹ nên làm gì nếu trẻ tiếp xúc với lông chó.

Tác hại khi bé thường xuyên tiếp xúc với lông chó mèo?

Trẻ có khả năng bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng khi thường xuyên tiếp xúc với chó mèo

Một trong những loại ký sinh trùng nguy hiểm hay thường sống trong ruột non của chó – sán dài. Trứng của loài sán sẽ ra theo phân chó ra ngoài và có thể bám vào lông của thú nuôi, ở môi trường không khí bình thường, sán dài này có thể được tồn tại từ vài tuần cho vài tháng.

Khi mà con trẻ tiếp xúc với lông chó, chúng sẽ có hành động ôm ấp thậm chí là hôn hay cắn yêu cún cưng của gia đình làm cho mình khiến bé nguy cơ bị nhiễm ấu trùng sán dài. Triệu chứng nhận biết bệnh trẻ con hay bị đau đầu và nổi mẩn đỏ, đau bụng và tiêu chảy. Đó là một trong những tác hại phổ biến của lông chó, lông mèo rất nguy hiểm.

Dị ứng lông chó mèo

Lông chó có tính bám dính cao, lông chó dễ dàng được thấy ở trên ghế sofa, thảm, ngay cả trên giường, ghế sofa,… Lông chó, lông mèo có thể bay lơ lửng trong không khí và khi con trẻ hít thở và vô tình sẽ hít vào trong khí quản, gây nên kích ứng và làm sưng đường hô hấp. Với trẻ quá nhạy cảm hay sức đề kháng yếu lông chó mèo gây nên dị ứng cấp tính cho trẻ con. Trường hợp trẻ có bệnh hen, lông chó mèo có thể làm cho trẻ phát cơn hen cấp tính gây nên khó thở.

Một số bệnh gây ra bởi lông chó, mèo tới sức khỏe

Ngày nay, việc nuôi thú cưng trong nhà đã trở thành một sở thích được nhiều gia đình ưa chuộng. Thú nuôi được nuôi trong nhà thường là những động vật hiền lành như là chó hay mèo,…Bằng những cử chỉ như vuốt lông, trò chuyện, nó còn giúp bạn thoải mái và thư giãn hơn. Ngoài ra thú cưng còn là người bạn đặc biệt của những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ hay bệnh thiểu năng trí tuệ. Những con vật này còn giúp trẻ đang mắc phải những không dám nói ai biết.

Mặc dù có những ưu điểm của thú cưng mang lại thì cũng có những mối nguy hại về sức khỏe mà mọi người ít biết. Đặc biệt là trẻ em hay có hành động ôm ấp, chơi đùa với thú cưng chính là đối tượng dễ bị mắc phải các bệnh về lông chó mèo nhất. Cụ thể dưới đây là một số thông tin một số bệnh từ vật nuôi lây cho con người.

Bệnh mèo cào

Khi đang vui chơi cùng mèo chẳng may bị mèo cào lên người tạo ra những vết thương trầy xước. Những vết này nhẹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Nhưng móng vuốt của mèo, những vết cào có nguy cơ thành sẹo lớn nếu không được xử lý kịp thời. Vết thương do mèo nếu không được xử lý kịp thời thì vi khuẩn sẽ xâm nhập đến đường này và gây nên một số bệnh. Cơ thể của mèo có nhiều vi khuẩn tiềm ẩn mà con người khó có thể thấy được, đặc biệt hơn có một lượng lớn Bhenselae. Khi trẻ mắc phải bệnh sẽ có triệu chứng chán ăn, sốt không rõ nguyên nhân đi kèm hạch lớn. Bởi vậy, gia đình nên hết sức chú ý đến trẻ khi cho chúng chơi với thú cưng của gia đình.

Bệnh sán dải chó và mèo

Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh này gây nên bởi ấu trùng sống trong phân của chó mèo. Khi trẻ đi ra ngoài công viên hoặc trẻ có thói quen nghịch đất cát ở nói có nhiều nguy cơ gây bệnh như ấu trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể. Trong một thời gian nhất định khoảng vài tuần ấu trùng phát triển hơn và di chuyển vào trong cơ thể đến các mạch máu, gây nên hội chứng Loeffler. Trẻ con khi mắc bệnh sán dải trẻ sẽ biếng ăn, suy dinh dưỡng ảnh  hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ thể chất.

Bệnh dại di chó, mèo khi chưa được tiêm chủng

Đây cũng là bệnh hay gặp khi tiếp xúc với chó mèo khi chưa được tiêm chủng. Bệnh dại bởi chó mèo là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và bệnh này có thể lây từ động vật sang người và ngược lại. Nguyên nhân gây nên bệnh chính là do truyền từ nước bọt qua vết cắn của động vật. Thời kỳ ủ bệnh hay kéo dài, trung bình thời gian ủ bệnh 2-3 tháng. Virus dại gây tác động đến thần kinh gây nên các rối loạn tại hệ thần kinh trung ương. Dẫn đến tình trạng viêm não hay liệt não. Bệnh dại rất nguy hiểm, phần lớn người mắc bệnh dại đều tử vong nếu không thì cũng sẽ sống thực vật. Tới nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh này.

Cha mẹ nên làm gì để xử lý lông chó mèo

 

Cần làm gì nếu trẻ bị dị ứng với lông chó, mèo

Dị ứng với lông chó, mèo là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng. Triệu chứng của hiện tượng này bao gồm:

  • Hắt xì
  • Sổ mũi
  • Cảm giác nghẹt mũi. ngứa mũi, vòm họng hay cổ họng
  • Ho

Cách điều trị và phòng bệnh tốt nhất tình trạng bệnh này có thể là hạn chế tiếp xúc hay không nuôi chó mèo nữa. Nhưng nếu bạn không nỡ xa các bé thú cưng của mình thì có thể áp dụng các cách sau đây để nhằm giảm các triệu chứng:

  • Điều trị bằng các loại thuốc như Benadryl, Allegra,.. Loại thuốc này giúp giảm được tình trạng ngứa, hắt hơi hay sổ mũi.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cũng giúp giảm thiểu được triệu chứng bị nghẹt mũi hay chảy nước mũi khi bị dị ứng.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên cũng giúp loại bỏ được lông chó mèo trên các đồ vật như ghế sofa, thảm nhà,..
  • Ngoài ra bạn có thể sử dụng các máy lọc không khí cũng giúp hạn chế được vi khuẩn gây bệnh, lông từ thú cưng.
  • Hãy tiêm chủng cho thú nuôi cũng như cho uống các loại thuốc diệt sán định kỳ. Thường xuyên tắm rửa bằng dung dịch, sữa tắm dành riêng cho thú cưng để tiêu diệt trứng giun sán bám trên lông.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến tác hại của lông chó, mèo và cách phòng ngừa bệnh.

Bài viết mới