Nguy hiểm cận kề khi mắc bệnh viêm phế quản co thắt

Tác giả: Trương Thị Ánh Tuyết Đăng ngày: 29/12/2021 Lần cập nhập cuối: 30/12/2021

Viêm phế quản co thắt được biết là một dạng bệnh lý của viêm phế quản. Hầu hết mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể mắc phải bệnh này. Thông thường, trẻ em rất dễ mắc phải nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Cùng tìm hiểu về các nguy hiểm cận kề khi mắc bệnh viêm phế quản co thắt.

Nguy hiểm cận kề khi mắc bệnh viêm phế quản co thắt
Nguy hiểm cận kề khi mắc bệnh viêm phế quản co thắt

1. Bệnh viêm phế quản co thắt là gì? Viêm phế quản co thắt dạng hen?

Viêm phế quản co thắt hay thường được gọi là viêm phế quản co thắt dạng hen là loại bệnh lý trong đó sư co thắt phế quản dẫn đến tắc nghẽn tạm thời đường thở, những người bị hen suyển rất thường gặp trường hợp này. Điều này khiến khả năng hô hấp bị sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian tương đối ngắn, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.

2. Viêm phế quản co thắt ở trẻ em?

Trẻ em rất dễ mắc phải bệnh này và thường sẽ để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhiều trường hợp khi mắc bệnh mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần hết sức lưu ý khi thấy trẻ có các biểu hiện bệnh, nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm.

Các dấu hiệu của bệnh này rất giống với bệnh hen phế quản, để tránh việc điều trị sai hướng nên thực hiện các bước kiểm tra, chẩn đoán cẩn thận. Các biểu hiện bệnh chủ yếu là:

  • Sốt nhẹ, ho, hắt hơi và chảy nước mũi (giống các triệu chứng cảm cúm thông thường);
  • Sốt cao dần, xuất hiện cảm giác khó thở, khò khè, thở rít, thở nhanh;
  • Lòng ngực có dấu hiệu co rút;
  • Hay bị nôn.

Các nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ em thường là do các loại virus xâm nhập. Khi trẻ có hệ miễn dịch kém, chưa phát triển đầy đủ dễ dẫn đến bị nhiễm các loại virus gây bệnh, một số trường hợp do trẻ có cơ địa dị ứng như bụi, phấn hoa, thức ăn,… cũng có thể gây ra bệnh này.

3. Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?

Một triệu chứng phổ biến gây nguy hiểm cho người bệnh đó là sự “tắt nghẽn” đường thở. Tùy vào các trường hợp cụ thể, ví dụ trong lúc người bệnh đang ngủ, đang được gây mê,… điều này là hết sức nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp là: viêm tai giữa, gây suy hô hấp hay thậm chí là viêm phổi.

Những đối tượng dễ co thắt phế quản bao gồm:

  • Trẻ dưới 5 tuổi và người người lớn tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người đã mắc bệnh hen suyễn.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá.
  • Người bị mắc các loại bệnh lý về phổi mãn tính.

4. Nguyên nhân bệnh viêm phế quản co thắt

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp
  • Có nền bệnh hen suyễn: Dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn là sự co thắt của phế quản và viêm đường hô hấp.
  • Do bệnh lý về phổi mãn tính: Đối tượng thường mắc phải là những người thường xuyên hút thuốc lá hay thường hít phải khói thuốc. Môi trường không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khí hậu ẩm ướt và thay đổi nhanh chóng cũng dẫn đến bệnh này. Người bệnh thường có triệu chứng ho và khó thở.
  • Bị vi khuẩn, virus xâm nhập: Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phế quản dạng hen là do một loại virus hợp bào RSV. Khi thời tiết vào đông dễ xảy ra bội nhiễm vi khuẩn. Nhiều trường hợp cần điều trị bằng kháng sinh khi mắc các loại vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu hay liên cầu,…
  • Khi bị trào ngược dạ dày nặng khiến cho những giọt axit có trong dạ dày xâm nhập và gây kích thích lên phế quản dẫn đến viêm ở dạng hen.
  • Các trường hợp trẻ bị hen suyễn không chẩn đoán được.
  • Do bị viêm phế quản mãn tính trong thời gian dài tiếp xúc với các chất kích thích.
  • Do cơ địa của người bệnh bị dị ứng như khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc…

5. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến viêm phế quản co thắt

Môi trường ô nhiễm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm phế quản co thắc. Môi trường sống hiện đại cũng kéo theo nhiều hệ lụy, trước hết là sự ô nhiễm môi trường sống của con người. Thường xuyên hít phải khói bụi ô nhiễm sẽ gây các ảnh hưởng xấu đến phổi, làm gia tăng các nguy cơ bị mắc các bệnh hen suyễn, các bệnh lý về đường hô hấp và đặc biệt là bệnh viêm phế quản. Những đứa trẻ phải sống trong môi trường ô nhiễm được chứng minh là dễ mắc các bệnh về phế quản nhiều hơn cả so với các vùng khác.

6. Cách phòng ngừa viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt dạng hen thường có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nghiêm trọng hơn so với viêm phế quản thông thường. Diễn tiến nhanh và có thể tái bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể.

Chủ động trong phòng ngừa bệnh là một trong những biện pháp được các chuyên gia khuyến cáo. Các biện pháp như:

  • Khi phải thường di chuyển, hoạt động trực tiếp ngoài trời và tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh nên mang khẩu trang, che chắn đường hô hấp cẩn thận.
  • Chú ý giữ ấm vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển biến đột ngột, đặc biệt là vùng cổ họng.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ chăn màn để loại bỏ các loại nấm mốc, vi khuẩn hay bụi bẩn gây tác động xấu đến đường hô hấp. Sử dụng các loại máy lọc không khí trong nhà có thể giúp bạn giảm thiểu các tác nhân này.
  • Bỏ các thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc lá thường xuyên. Giữ môi trường sống an toàn với mọi người xung quanh, không hít phải khói thuốc.
  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đảm bảo các vấn đề răng miệng.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung các loại nước điện giải cho cơ thể. Máy lọc nước có thể giúp bạn đảm bảo an toàn cho lượng nước uống hàng ngày.
  • Khi mắc bệnh không nên chủ quan, cần tích cực điều trị tránh bệnh lây lan rộng gây ra các tổn thương ống dẫn khí và phổi.
  • Thực hiện việc tiêm phòng vaccine đầy đủ, nhất là trẻ sơ sinh.
Bài viết mới