Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 31/12/2021 Lần cập nhập cuối: 31/12/2021

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư gây tử vong cao ở phụ nữ, xếp thứ hai ở nước ta, chỉ xếp sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung có thể âm thầm phát triển trong cơ thể trong một tời gian rất dài, từ 10 đến 20 năm. Khi bệnh tình chuyển biến sang ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thì tỉ lệ sống sót trên 5 năm của người bệnh rất thấp. Vậy biểu hiện của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là gì ? Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu ?

Biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ung thư cổ tử cung có 5 biểu hiện thường gặp nhất:

 – Những cơn đau: Do kích thước khối u phát triển lớn chèn ép lên các cơ quan, gây ra những cơn đau ở vùng chậu. Ung thư di căn đến trực tràng gây ra đau bụng. Ung thư di căn đến phổi, gây ra ung thư phổi thứ phát dẫn đến những cơn đau ngực, đau phổi. Đây là triệu chứng nghiêm trọng nhất mà bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối phải chịu đựng.

 – Khó thở: Tế bào ung thư di căn đến phổi, gây ra ung tư phổi. Có đến hơn 70% bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng khó thở, đau ngực, tắc nghẽn phế quản, suy hô hấp.

 – Đi tiểu ra máu: Khi bàng quan bị tế bào ung thư tấn công và hình thành khối u thứ phát, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như đau buốt, gặp khó khăn khi đi tiểu tiện, tiểu ra máu.

 – Mệt mỏi, sụt cân: Tế bào hồng cầu trong máu suy giảm do khối u lan rộng, xâm chiếm nhiều cơ quan trong cơ thể, khiến cho người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân nhanh, thiếu năng lượng.

 – Buồn nôn, nôn, táo bón: Khi ruột non, trực tràng, dạ dày bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư thì ở bệnh nhân sẽ xuất hiện những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư gây tỉ lệ tử vong cao thứ 2 ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là giai đoạn các tế bào ung thư đã xâm lấn đến những cơ quan khác trong cơ thể, khiến cho sức khỏe của người bệnh trở nên giám sút một cách nhanh chóng. Ở giai đoạn này, việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh gần như là điều không thể.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối sống được bao lâu

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, việc điều trị chỉ nhắm mục đích cố gắng kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân và làm giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Tỉ lệ số người có thể sống hơn 5 năm sau khi đã bước vào giai đoạn cuối chỉ rơi vào khoảng 15%.

Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có cần phẫu thuật không?

Nếu các tế bào ung thư ở giai đoạn nay mới thoát ra khỏi cổ tử cung, chưa lan ra khói vùng chậu thì thực hiện một cuộc đại phẫu như phẫu thuật một phần đại chậu hoặc toàn phần sẽ có thể đạt được những hiệu quả khả quan. Tuy nhiên vì đây là một cuộc phẫu thuật quy mô nghiêm trọng, bệnh nhân cần được kiểm tra kỹ càng về tổng quan sức khỏe xem bệnh nhân có khả năng chịu được cuộc phẫu thuật này hay không cũng như có đáp ứng đủ khả năng hồi phục sau phẫu thuật hay không.

Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung

– Chế dộ dinh dưỡng:

  • Một số loại thức ăn có chứa các chất oxy hóa, có khả năng chống ung thư, vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do , vì vậy có thể làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Protein có chức năng hỗ trợ xây dựng và phục hồi các mô bị tổn thương trong cơ thể.
  • Các thực phẩm sử dụng nên tìm hiểu rõ nguồn gốc, rửa sạch, nấu chín, đảm bảo vệ sinh.
  • Tránh các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
  • Sử dụng lượng nước điện giải với tình trạng cơ thể của người bệnh, nước điện giải có thể nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, cũng có thể bổ sung các khoáng chất cần thiệt cho cơ thể.
  • Vì sức khỏe và tình trạng cơ thể của mỗi bệnh nhân ở mỗi giai đoạn là khác nhau, cần xin những lời khuyên của bác sĩ cũng như các chuyên gia về việc xây dựng thực đơn hằng ngày cho bệnh nhân.

 – Thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Động viên, khích lệ người bệnh cố gắng trong quá trình điều trị. Cố gắng giữ cho tính thần người bệnh được ổn định, lạc quan, vui vẻ, tích cực. Tâm trạng của người bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị bệnh. Nhất là đối với những bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, người bệnh thường bị suy sụp tinh thần, có suy nghĩ tiêu cực, có ý muốn buông xuôi điều trị. Tâm trạng tồi tệ cũng có thể khiến một người bình thường sinh bệnh, đừng nói tới những người đang trong thể trạng yếu ớt. Một người có tinh thần lạc quan , tích cực có thể sống lâu hơn nhiều so với tiên lượng được các bác sĩ chuẩn đoán ban đầu.
  • Sau những giai đoạn của quá trình điều trị, người thân nên động viên và hỗ trợ bệnh nhân thực hiện những bài tập vật lý để phục hồi chức năng.
  • Có thể đan xen những bài tập thể dục, tập yoga, ngồi thiền với cường độ và thời gian phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tập các bài tập không chỉ cải thiện sức khoe người bệnh, còn có thể góp phần giúp người bệnh giải tỏa tâm trạng, giữ cho tinh thần thoải mái.
  • Giữ cho môi trường sống của người bệnh được sạch sẽ, trong lành. Sử dụng những thiết bị như máy lọc nước, máy lọc không khí để tiêu diệt hết các vi khuẩn có hại trong môi trường sống của người bệnh.
Bài viết mới