Bệnh viêm não- loại bệnh thường gặp nhất ở nước ta có thực sự nguy hiểm?

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 14/01/2022

Các bệnh về não ngày nay rất đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau như viêm não Nhật Bản, bệnh viêm màng não, tai biến mạch máu não,… Viêm não là một trong những bệnh não nhiễm trùng gây nên những vấn đề về trí nhớ cũng như nguy cơ tử vong cho người bệnh. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp một số thông tin về căn bệnh này.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm não?

1.1 Khái niệm

Bệnh viêm não (tên khoa học là Encephalitis) là tình trạng bệnh viêm hoặc sưng ở mô não, tủy sống, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng, virus. Viêm não là tình trạng bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, có thể dẫn đến những vấn đề như ngôn ngữ, trí nhớ hay quên, nhầm lẫn, hay bị đau đầu, lú lẫn và có khả năng dẫn tới tử vong.

Các bác sĩ,chuyên gia nghi ngờ rằng tỷ lệ người mắc viêm não trên thực tế có thể cao hơn nhưng do người bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng nhẹ; có những trường hợp còn không được công nhận chuẩn đoán.

1.2 Phân loại

Viêm não được phân thành hai loại theo cách mà virus có thể lây nhiễm ở não. Đó là:

– Viêm não tiên phát

Tình trạng này xảy ra khi não và tủy sống bị virus xâm nhập trực tiếp. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong năm ở bất kì đối tượng nào (kể cả những đối tượng không thường xuyên viêm não) hay có thể là một phần của ổ dịch viêm não.

– Viêm não thứ phát

Hình thức bệnh này xảy ra khi virus lây nhiễm ở bộ phận khác của cơ thể trước, sau đó mới xâm lấn vào bộ não.

Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể do nhiễm trùng bởi vi khuẩn (ví dụ như bệnh Lyme) hay ký sinh nhiễm trùng (ví dụ như toxoplasmosis đối với những đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu kém).

1.3 Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:

– Nhiễm virus, nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này. Một số trường hợp do kí sinh trùng, vi khuẩn gây ra.

– Bệnh nhân đã từng mắc bệnh nhiễm trùng trước đây: bệnh này có thể tái phát ngay sau khi hệ miễn dịch người bệnh phản ứng với việc nhiễm trùng trước đó.

– Do hệ miễn dịch tự miễn: khi hệ miễn dịch tự động phản ứng với các tác nhân gây bệnh khác như khối u, các tế bào ung thư dẫn đến hình thành viêm.

– Do người bệnh đang có bệnh mãn tính như HIV, bệnh này có thể dần hình thành và phát triển tình trạng viêm.

– Một số loại virus được lây qua đường muối đốt, lây truyền qua các loại ve, bọ, virus dại, virus herpes simplex, enteroviruses…

1.4 Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Căn bệnh này không phải là dạng bệnh phổ biến. Tuy nhiên, những đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém thì có khả năng cao mắc bệnh hơn. Hay những trường hợp bị các bệnh mãn tính như HIV/AIDS; người đang dùng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch khiến hệ miễn dịch suy yếu cũng là đối tượng dễ bị mắc căn bệnh này. Đặc biệt là môi trường sinh sống – nơi có nhiều muỗi, ve bọ mang virus gây bệnh cũng là yếu tố gây nên bệnh.

2. Những bệnh viêm não nguy hiểm do muỗi gây lây truyền?

Các bệnh viêm ở não do loài muỗi lây truyền có thể thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là những nơi có khí hậu nóng ẩm – điều kiện thích hợp để muỗi sinh sôi và phát triển. Có thể kể đến một số bệnh như:

– Bệnh viêm não St Louis (được thấy đầu tiên tại thành phố St Louis – Mỹ). Tác nhân gây nên bệnh là do một loại virus giống virus gây ra bệnh viêm não Nhật Bản về miễn dịch học, tuy nhiên, bệnh này có quá trình tiến triển chậm và nhẹ hơn, tỷ lệ tử vong được ước tính dưới 20%. Bệnh được lây truyền qua nhân vật trung gian là muỗi có tên Culex tarsalis.

– Bệnh viêm não tủy ngựa Mỹ: hơi khác biệt với virus các bệnh khác. Bệnh được chia thành 3 thể đều gây nên bởi loại virus giống nhau và được lây truyền qua các loại muỗi Culex, Aedes, Dermacentor, rệp Triatoma… Bệnh này khá phổ biến ở các quốc gia Bắc Mỹ (Canada, Hoa Kỳ), Nam Mỹ (Agentina, Venezuela).

3. Triệu chứng của bệnh viêm não

Trong khoảng thời gian ủ bệnh, bệnh nhân không hề có các triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Triệu chứng khởi đầu của viêm màng não dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như đối với khoa tâm thần (rối loạn hành vi, hoang tưởng…). Do vậy, người bệnh khó có thể phát hiện bệnh kịp thời. Một số triệu chứng thường gặp:

– Các dấu hiệu nhiễm trùng: người mệt mỏi, bơ phờ, biểu hiện thiếu nước như môi khô, khát nước,…

– Đối với trẻ em, liên tục sốt cao, vã mồ hôi đôi lúc rét run; nếu trẻ không được hạ nhiệt sẽ li bì, có thể dẫn tới co giật.

Trẻ em mắc viêm não có dấu hiệu sốt cao, vã mồ hôi, quấy nhiễu; nếu trẻ không được hạ nhiệt sẽ li bì, có thể dẫn tới co giật.

– Cảm giác đau đầu dữ dội, cơn đau tăng dần, đặc biệt là lúc sốt; đau nhiều hơn ở vùng trán, sau gáy, vùng đầu…

– Cảm giác sợ ánh sáng, tiếng động, người bệnh thường nằm co ro, trùm chăn.

– Thường buồn nôn, nôn; ở người lớn sẽ gặp tình trạng táo bón, còn trẻ em thường gặp tiêu chảy.

– Các cơn co giật toàn thể, co giật cục bộ, bệnh nhân không còn tỉnh táo

– Ý thức bị rối loạn

– Trí nhớ bị suy giảm: mất trí nhớ trong thời gian ngắn, không tập trung.

– Rối loạn nhận thức hoặc hành vi, luôn ảo giác, hoang tưởng; có thể bị kích động đập phá…

Khi có các triệu chứng bất thường, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để khám chữa kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hại do ảnh hưởng của não.

4. Phòng trừ sát thủ muỗi gây bệnh viêm não thế nào?

Muỗi là nhân tố trung gian làm lây truyền bệnh viêm não

Cách tốt nhất để phòng chống căn bệnh này đó là ngăn ngừa bị các virus xâm nhập. Ở trẻ em cần đảm bảo rằng được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh. Để phòng trừ bệnh do muỗi trong mùa bùng phát của bệnh, cần:

– Mặc quần áo dài, bôi kem muỗi để tránh bị muỗi, côn trùng đốt, cắn

– Tránh để muỗi vào nhà: vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh rừng rậm, loại bỏ nguồn nước tồn đọng, mất vệ sinh…

– Ngoài việc chăm sóc môi trường sống xung quanh, cũng cần để ý chế độ ăn uống, bổ sung đầy đủ chất, nước điện giải để tăng sức đề kháng, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi.

Bài viết mới