Bị chàm môi có gì nguy hiểm? Các phương pháp giúp chữa chàm môi tại nhà
Bệnh chàm môi là một căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở bất kỳ đối tượng hay lứa tuổi nào. Người bị chàm môi có thể có tình trạng bong tróc, nứt nẻ môi thậm chí là chảy máu, làm cảm trở việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể không điều trị dứt điểm và thường xuyên bị tái phát bệnh.
1. Chàm môi là gì? Có lây không?
Bệnh chàm môi với tên gọi khác là Eczema, là một căn bệnh viêm nhiễm dị ứng, xuất hiện ở vị trí môi hoặc những vùng xung quanh miệng. Theo những nghiên cứu và thống kê của các tổ chức y tế, đối tượng bị chàm môi thường là người từ khoảng 13 tuổi trở lên và có thể tái diễn suốt cuộc đời. Thông thường, bệnh này sẽ khởi phát theo từng thời kỳ và giai đoạn, nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa thì sẽ có các triệu chứng rõ ràng nhất. Do đó, khi bị chàm môi rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng da môi nẻ vào mùa đông.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bệnh chàm môi không có khả năng lây lan ra các vùng khác trên cơ thể hoặc lây lan sang mọi người xung quanh. Vì vậy, không giống như các bệnh về da khác như bệnh nấm da, hắc lào,… người bị chàm môi không cần quá lo lắng về sự lây nhiễm của bệnh.
Mặc dù bị chàm môi không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh cũng như người xung quanh nhưng lại khiến có giác khó chịu, phiền toán bởi các nốt mụn nước nhỏ li ti mọc ở trên môi, gây ra những tổn thương, khô rát khó chịu, thậm chí cả đau đớn. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài mà không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm loét môi gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu mắc bệnh như biểu hiện môi khô nứt, cần thăm khám và điều trị sớm, dứt điểm để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn và khó chữa.
2. Triệu chứng nhận biết khi bị chàm môi
Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác như bệnh nấm da hay nẻ môi. Vì thế, người bệnh thường chủ quan và có phương pháp điều trị sai lầm khiến bệnh càng khó chữa dứt điểm, dễ tái phát lại và gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh. Do đó cần chú ý những triệu chứng sau để phán đoán tình trạng bệnh chính xác:
2.1 Bị chàm môi nhẹ
Ở giai đoạn đầu của bệnh chàm môi sẽ thường xuất hiện tình trạng môi khô, da môi nứt nẻ, lớp da dễ bong tróc thành từng mảng nhỏ. Tình trạng này khá giống với hiện tượng nẻ môi nên mọi người thường chủ quan, không để ý khi thấy biểu hiện này.
Thời gian càng lâu, bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn cùng các triệu chứng như viền quanh môi bị đỏ tấy lên, xuất hiện các nốt nhỏ gây ngứa rát, khó chịu. Thậm chí, một số người còn có hiện tượng môi căng, nứt, chảy máu khi ăn uống, nói chuyện.
2.2 Bị chàm môi nặng
Tình trạng bệnh kéo dài nếu không được phát hiện và chữa kịp thời sẽ càng ngày càng nặng hơn. Ở khu vực môi và mép sưng đỏ, lở loét và có những nốt mụn nước nhỏ li ti chứa dịch mọc xung quanh miệng. Khi vô tình cọ xát hay gãi vào sẽ làm cho mụn nước bị vỡ ra, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Lúc này người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp trò chuyện.
Hơn thế nữa, nếu bị chàm môi mà không được vệ sinh sạch sẽ và giữ gìn sẽ khiến những vết nứt dễ nhiễm trùng, nếu khỏi cũng sẽ có thể để lại sẹo. Tình trạng bệnh để càng lâu sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm càng nguy hiểm hơn.
Tùy vào mức độ và giai đoạn mà triệu chứng chàm môi sẽ xuất hiện khác nhau trên môi và vị trí quanh miệng của bạn. Do vậy, nếu có hiện tượng bị chàm môi thì cần đến ngay các cơ sở uy tín để kiểm tra cũng như tư vấn điều trị đúng cách.
3. Các phương pháp chữa chàm môi từ thiên nhiên
Theo các đánh giá của bác sĩ thì chàm môi là căn bệnh dễ khắc phục nếu biết cách xử lý và chăm sóc kịp thời. Để giảm bớt tình trạng của bệnh, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Bên cạnh đó cũng có vài phương pháp chữa chàm môi từ các nguyên liệu thiên nhiên, lành tính và dễ thực hiện cũng như tiết kiệm chi phí.
Tham khảo một số cách sau đây:
Nếu da môi bị chàm ở mức độ nhẹ thì có thể làm giảm triệu chứng bằng một số nguyên liệu như:
– Mật ong
Không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả, giúp cho tình trạng đau rát giảm đi nhanh chóng. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thực hiện phương pháp này từ 2-3 lần/tuần.
Cách thức như sau:
+ Vệ sinh sạch môi và các vùng da quanh miệng bằng nước ấm
+ Thoa nhẹ và đều đặn lớp mật ong lên môi
+ Để như vậy khoảng 30-40 phút rồi rửa sạch lại môi bằng nước ấm
– Trái bơ
Trong bơ có tinh dầu với các thành phần như cồn isopropyl, pid, benzyl alcohol, axit béo, rượu béo… giúp da được dưỡng ẩm, loại bỏ các vi nấm gây bệnh. Người bệnh có thể đắp trực tiếp lên môi bị chàm hoặc nghiền nát ra và thoa đều lên vùng môi chàm rồi mát xa trong khoảng 2 phút và để trong vòng 40-45 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm; bổ sung vào bữa ăn hàng ngày…
– Lá trầu không
Trầu không có tính kháng sinh, rất tốt để điều trị các bệnh ngoài da. Bạn cần làm sạch lá trầu, giã nát để lấy nước và thấm nước đó lên vùng môi bị chàm. Sau khoảng 20 phút thì rửa sạch lại môi với nước ấm.
– Dầu dừa
Được coi là bảo bối trong việc điều trị chàm môi với thành phần chứa nhiều vitamin E giúp môi được dưỡng ẩm, làm mềm môi và phục hồi các tế bào. Ngoài ra, trong dầu dừa có axit lauric giúp kháng khuẩn, ức chế tụ cầu khuẩn giúp giảm nguy cơ bị bội nhiễm.
Ngoài các phương pháp điều trị bệnh trên, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh; các vitamin và khoáng chất có trong các loại trái cây, rau củ, nước điện giải,… giúp tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng da môi của bạn nhanh chóng hơn.