Bị sốt nên ăn gì? Cách chăm sóc cơ thể khi bị sốt

Tác giả: Mỹ Linh Đăng ngày: 31/12/2021 Lần cập nhập cuối: 04/01/2022

Đối với những người bị sốt, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất kỳ công việc gì do sức đề kháng bị ảnh hưởng. Việc cung cấp đủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ  giúp thể trạng của người bị sốt mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những món ăn mà người bị sốt nên ăn để nâng cao sức đề kháng và bù đắp phần năng lượng đã hao hụt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin để trả lời câu hỏi bị sốt nên ăn gì.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt

Sốt là biểu hiện do nhiều yếu tố trong cơ thể thay đổi gây nên. Sốt cao là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể có tác dụng chống lại các tác nhân vi khuẩn có hại, virus đang tấn công cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch hoạt động lúc đó cơ thể đang tăng đề kháng nhằm tiêu diệt các tác nhân nguy hiểm này để bảo vệ cơ thể. Điều này sẽ làm xuất hiện các phản ứng hóa học tồn tại ngay trong cơ thể bạn khiến cho thân nhiệt sẽ bị tăng cao.

Vì vậy, trước khi đi vào tìm hiểu cần ăn uống, bổ sung những thực phẩm gì khi bị sốt thì chúng ta cần nắm rõ các nguyên nhân gây sốt thường gặp. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng biết cách nhận biết mầm bệnh và có cách điều trị hợp lý và kịp thời nhất.

  • Cảm cúm: sốt và cảm giác ớn lạnh, ho, đau họng, chảy mũi,…là những biểu hiện người bị cảm cúm thường kèm theo.
  • Sốt do bị virus tấn công: do uống phải nguồn nước và ăn các thức ăn bị ô nhiễm hoặc nhiễm virus từ người khác lây ra.
  • Sốt xuất huyết: nếu không được chữa trị kịp thời thì đây là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm. Người bệnh sốt xuất huyết thường biểu hiện sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ khớp và có cảm giác chán ăn.
  • Sốt rét: biểu hiện là sốt cao kèm theo ớn lạnh cơ thể, do ký sinh trùng sốt rét gây nên. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy buồn nôn và đổ mồ hôi liên tục, gây mất nước.
  • Sốt thương hàn: Vi khuẩn thương hàn là nguyên nhân gây ra bệnh này, xuất hiện tại các nguồn nước nhiễm khuẩn. Những biểu hiện của loại sốt này là sốt cao (>40 độ), kèm theo tiêu chảy, đau bụng.
  • Sốt do nhiễm trùng: Người bệnh vừa phẫu thuật, hay bị nhiễm trùng (viêm họng, viêm dạ dày,…) thường có biểu hiện sốt đi kèm.
  • Viêm gan: Người viêm gan ở mức độ cao thường bị sốt nhẹ, kèm với các triệu chứng: vàng da, chán ăn, mệt mỏi.

Người bị sốt nên ăn gì?

Khi bị sốt, ngoài việc uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhà thuốc vì đây là cách nhanh chấm dứt tình trạng sốt nhất, thì bạn cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để cơ thể tăng cường sức đề kháng và mau chóng hồi phục. Vậy khi bị sốt nên ăn gì là tốt nhất, dưới đây là những lưu ý về chế độ dinh dưỡng giúp bạn lấy lại sức và đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Uống nhiều nước

Cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng khi bị sốt cao. Nếu bạn để tình trạng thiếu nước kéo dài liên tục thì sẽ ảnh hưởng đến độ nghiêm trọng của bệnh sốt này. Khi sốt càng cao, cơ thể không được bù đắp đủ nước sẽ gây mất cân bằng điện giải, không đủ nước đi nuôi cơ thể, khiến uể oải, mệt mỏi. Nếu để tình trạng bệnh nặng hơn sẽ gây ra sốc giảm thể tích nguy hiểm thêm cho tình trạng người bệnh. Chính vì vậy, nước chính là giải pháp tốt nhất mà người bệnh nên uống khi bị sốt.

Khi bị sốt, ốm chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu vì thân nhiệt của cơ thể tăng lên dẫn đến cơ thể bị mất nước và điện giải. Việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết, khi đó sẽ bù lại được lượng nước đã mất, từ đó cải thiện quá trình trao đổi chất, loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh, giúp hạ sốt nhanh chóng. Ngoài ra bạn có thể pha thêm oresol vào nước lọc để uống sẽ giúp bù điện giải tốt hơn, bạn có thể ra các hiệu thuốc tây và mua nó dễ dàng.

Lượng nước cần thiết được các nhà khoa học khuyến cáo cần dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là 1,5 – 2 lít nước. Bạn có thể pha oresol-nước điện giải với nước lọc hay dùng nước biển khô để bổ sung điện giải cho cơ thể tốt nhất. Khi bạn uống đủ nước khi bị sốt, cơ thể sẽ được bù nước và nhanh chóng phục hồi hơn, da không bị khô và cơ thể được thanh lọc các chất độc hại. Vì vậy khi bị sốt bạn nhớ phải bổ sung đủ nước nhé!

Ăn những thức ăn chế biến dạng lỏng

Thức ăn dạng lỏng là loại thực phẩm mà bạn nên xếp vào thực đơn mỗi ngày cho người bệnh bị sốt. Bởi với đặc tính chúng dễ hấp thu và bù mất nước vì cơ thể có thể đổ nhiều mồ hôi. Hơn nữa thức ăn lỏng cũng giúp người bệnh dễ ăn hơn. Khi bị sốt cao, cơ thể người bệnh sẽ bị mệt mỏi, suy nhược và thiếu nhiều chất dinh dưỡng rất nhiều. Vì vậy chỉ thích hợp ăn những loại thức ăn lỏng, chứa nhiều nước dễ nuốt để thuận lợi cho việc tiêu hóa. Những món ăn dạng lỏng mà bạn có thể tham khảo cho người bệnh nên ăn là: xương hầm, súp, canh gà,… Đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ ăn, giúp tăng sức đề kháng và cung cấp thêm nước, dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Uống sinh tố hay các loại nước ép từ rau củ quả

Bổ sung trái cây vào thực đơn của người bị sốt là rất quan trọng, đây là một thực phẩm cần thiết cho người bị sốt. Khi đó bạn nên ăn các loại hoa quả, trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng và đồng thời bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể. Các loại trái cây bạn nên ăn là: bưởi, quýt, cam,…bởi chúng chứa nhiều vitamin C và nhiều nước. Ngoài ra bạn có thể làm nước ép hoặc sinh tố cho dễ uống.

Ăn nhiều rau xanh

Trong rau xanh có chứa các vitamin, chất xơ và khoáng chất cung cấp những chất cần thiết cho cơ thể. Những loại rau xanh dễ ăn mà hỗ trợ hạ sốt hiệu quả cần ăn như: rau dền, mồng tơi, cà chua,… Bạn có thể nấu canh hoặc luộc để ăn, không nên xào vì chứa mỡ. Nhưng cần lưu ý rằng bạn không nên ăn kiêng quá nhiều loại thức ăn bởi như thế sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng của cơ thể.

Việc ăn nhiều rau xanh luôn được coi là cách chữa của rất nhiều các loại bệnh. Bổ sung rau cải, rau muống, mồng tơi, súp lơ, cải bó xôi, cải xoăn sẽ cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Tùy vào khẩu vi mà bạn có thể chế biến các loại rau này theo dạng luộc hoặc nấu canh, chúng đều rất có lợi cho việc hạ thân nhiệt xuống và giúp cơ thể mau hạ sốt, khỏi bệnh.

Bổ sung sữa chua

Sữa chua là món ăn rất có lợi và cần thiết cho người bị ốm, bị sốt. Sữa chua sẽ bổ sung nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, các vitamin, chất dinh dưỡng… cơ thể sẽ khỏe mạnh, giúp tiêu hóa dễ hơn và tránh mắc thêm một số bệnh kèm theo.

Cách chăm sóc cơ thể khi bị sốt

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe trong bữa ăn thì bạn nên làm một số việc dưới đây để hạ sốt nhanh chóng hơn:

  • Mặc những bộ quần áo cotton thoáng mát để dễ tỏa nhiệt. Không nên đắp chăn trùm kín đầu.
  • Lau mát: Lau ở các vùng  kín trên cơ thể bằng nước lạnh hoặc nước ấm mà khó thoát nhiệt như bẹn, nách,… Lưu ý đến nhiệt độ của nước cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
  • Uống thuốc hạ sốt: Hãy dùng thuốc hạ sốt nếu bị sốt trên 38,5 độ C. Ngoài ra bạn có thể dùng loại paracetamol liều 10 – 15mg/kg, khoảng cách giữa lần uống kế tiếp cách 4h.
  • Đến khám bác sĩ chuyên khoa: bạn nên đến các cơ quan khám bệnh để các bác sĩ điều trị nếu tình trạng sốt không có dấu hiệu thuyên giảm, cần làm theo đúng chỉ định của bác sĩ để tình trạng bệnh mau chóng khỏi.

Bài viết trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh sốt cũng như làm rõ thông tin của câu hỏi bị sốt nên ăn gì của rất nhiều người. Hy vọng những chia sẻ tại bài viết này hữu ích, sẽ giúp các bạn biết chăm sóc cho bản thân và gia đình tốt nhất. Chúc các bạn luôn hạnh phúc, mạnh khỏe!

Bài viết mới