Phân biệt các cấp độ suy tim độ

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 26/12/2021 Lần cập nhập cuối: 26/12/2021

Suy tim là một bệnh lý phổ biến và rất nguy hiểm , gây ra tỉ lệ tử vong cao. Suy tim được chia thành nhiều cấp độ, từ các cấp độ nhẹ đến các cấp độ nặng với các triệu chứng tăng dần. Vậy suy tim độ là gì ? Suy tim có bao nhiêu cấp độ? Cấp độ nào là nguy hiểm nhất ?

Suy tim độ là gì ?

Suy tim là hội chứng phức tạp và nguy hiểm, các mức độ suy tim có thể được chia theo nhiều cách:

  • Phân chia theo vị trí của buồng tim bị suy : Suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ.
  • Phân chia theo sinh lý: suy tim tâm thu, suy tim tâm trương.
  • Phân chia theo cung lượng: suy tim cung lượng thấp (suy tim sung huyết) và suy tim cung lượng cao.
  • Phân chia theo mức độ tiến triển: Suy tim mạn tính và suy tim cấp.

Suy tim độ là các cấp độ của bệnh suy tim, các mức độ phát triển bệnh kèm theo triệu chứng khác nhau. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam , suy tim thường được phân chia các cấp độ theo cách phân chia của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ. Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ,  việc phân chia cấp độ suy tim dựa vào hoạt động thể lực cũng như mức độ khó thở của người bệnh.

Suy tim có mấy độ ?

  • Phân loại mức độ suy tim theo NYHA là phân loại theo mức độ hoạt động thể lực cũng như biểu hiện các triệu chứng gồm 4 giai đoạn : suy tim độ 1 đến suy tim độ 4.
  • Phân loại mức độ suy tim theo ACC/AHA, suy tim sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn : giai đoạn A, giai đoạn B, giai đoạn C, giai đoạn D.
  • Phân loại theo mức độ khó thở, suy tim tiến triển theo 5 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4.

Suy tim độ 1

Suy tim độ 1 được coi là suy tim theo cấp độ nhẹ nhất và có thể coi đây là cấp độ suy tim tiềm tàng. Người bệnh vẫn có thể hoạt động sinh hoạt một cách bình thường, kể cả khi gắng sức cũng không xuất hiện các triệu chứng như đau ngực , khó thở, mệt mỏi, hồi hộp,… Đây là cấp độ suy tim khó phát hiện ra nhất.

Suy tim độ 2

Suy tim độ 2 là suy tim mức độ nhẹ. Ở mức độ này ,người bị bệnh suy tim sẽ không cảm thấy triệu chứng gì khi nghỉ ngơi hoặc không hoạt động, nhưng trong sinh hoạt hằng ngày vẫn có những hạn chế hất định. Các triệu chứng như khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực sẽ xuất hiện khi hoạt động gắng sức.

Suy tim độ 3

Suy tim độ 3 là suy tim ở mức độ trung bình nặng. Ở mức độ này, chỉ cần người bệnh hoạt động nhẹ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, nhưng khi nghỉ ngơi thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm khiến người bệnh bị hạn chế nhiều trong sinh hoạt đời sống hằng ngày. Khi bị suy tim cấp độ 3, người bệnh thường xuyên phải nhập viện. Đây cũng là mức độ khiến cho người bệnh cảm thấy rất lo lắng về bệnh trạng của mình.

Suy tim độ 4

Suy tim độ 4 là suy tim mức độ nặng nhất. Ở mức độ này, khi người bệnh hoạt động thể lực, thậm chí là những hoạt động sinh hoạt nhẹ cũng không thể không gặp những triệu của bệnh suy tim, kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi cũng có thể cảm thấy khó thở, mệt mỏi, nhọc nhằn.

 

Suy tim độ mấy là nguy hiểm nhất ?

Như chúng tôi đã đề cập ở bên trên, các mức độ của suy tim được đánh số từ nhẹ đến nặng. Suy tim độ 1 và độ 2 là 2 mức độ suy tim nhẹ nhất, gần như các triệu chứng không xuất hiện hoặc xuất hiện nhưng không rõ ràng. Ở hai mức độ này, người bệnh thường không phát hiện ra bệnh của mình cho đến khi đến bệnh viện kiểm tra, người bệnh hay nhầm các triệu chứng ít khi xuất hiện của bệnh lý ở mức độ này thành các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp hoặc phổi khác.

Ở giai đoạn 3 và 4 là những giai đoạn mà bệnh suy tim đã trở nặng, sức khỏe người bệnh giảm sút, không thể thực hiện những hoạt động thể lực, ngay cả nhưng haojt động nhẹ, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh. Ở mức độ 4, cũng là mức độ nguy hiểm nhất, bệnh tình trở nặng đến mức ngay khi nằm nghỉ ngơi, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng như khó thở, đau thắt ngực, phù nề một cách rõ ràng.

Để có thể ngăn ngừa việc suy tim chuyển biến sang các mức độ nặng khác, thì chúng ta cần có những thay đối trong lối sống và sinh hoạt hằng ngày:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch : bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ hòa tan hay chất béo tốt, hạn chế nạp vào cơ thể thực phẩm nhiều muối, chất béo hòa tan, chết béo xấu.
  • Tăng cường hoạt động thể lực: tìm hiểu và áp dụng các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, không được quá gắng sức, cố gắng duy trì thói quen này đều đặn và thường xuyên.
  • Loại bỏ những thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, thức khuya, tiếp xúc với ti vi hay màn hình máy tính trong khaongr thời gian dài.
  • Sử dụng thêm nước điện giải để bổ sung khoáng chất cho cơ thể đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch.
  • Xây dựng môi trường sống trong lành, sạch sẽ, sử dụng máy lọc nước cũng như máy lọc không khí để không gian sống như nguồn nước được đảm bảo vệ sinh và tốt cho sức khỏe hơn.
  • Luôn cố gắng giữ cho tinh thầy được thư giãn, thoải mái, tránh lo âu, suy nghĩ nhiều, căng thẳng, stress hay áp lực.

Trên đây là bài viết của chúng tôi, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. Mong rằng bài viết của chúng tôi mang tới cho bạn thêm được những thông tin hữu ích về việc phân biệt các cấp độ của suy tim.

 

 

 

Bài viết mới