Suy tim cấp là gì và những triệu chứng suy tim cấp

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 17/12/2021 Lần cập nhập cuối: 18/12/2021

Suy tim là một hội chứng phổ biến do nhiều bệnh lý dẫn đến. Suy tim chia làm hai thể là suy tim cấp tính và suy tim mạn tính. Suy tim cấp tính được định nghĩa là tình trạng khởi phát đột ngột của các triệu chứng tim khi tim bị suy giảm các chức năng. Suy tim cấp tính có thể đa dọa đến tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.

Suy tim cấp là gì ?

Suy tim là con đường chung cuối cùng của tất cả các bệnh  lý liên quan đến tim mạch. Suy tim cấp tính là một trong hai thể của suy tim, xuất hiện khi mới bị suy tim hay xuất hiện sau đợt tiến triển nặng thêm của suy tim mạn tính. Bệnh thường gặp hơn ở những bệnh nhân có biến chứng suy tim mạn tính. Người bệnh bị đưa vào bệnh viện trong tình trạng suy tim cấp tính cần được cấp cứu kịp thời, nếu cấp cứu chậm trê sẽ rơi vào tình trạng sốc tim, tỉ lệ tử vong rất cao. Một số bệnh suy tim có thể là do bẩm sinh như bệnh suy tim sung huyết,… Suy tim không làm tổn thương hai bên buồng tim đồn thời, thường chỉ suy tim phải hoặc suy tim trái, nhưng cũng có trường hợp su ytim làm suy yếu cả hai buồng.

Một số nguyên nhân gây ra suy tim cấp :

– Suy tim cấp mới xuất hiện :

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là hơr van hai lá cấp, hở van động mạch chủ.
  • Nhồi máu cơ tim cấp và biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim cấp: đứt dây chằng van hai lá, thủng vách liên thất, cỡ thành tự do của tim.
  • Tắc động mạch phổi cấp và chèn ép tim cấp.

– Suy tim cấp xuất hiện trên nền mạn tính:

  • Hội chứng mạch vành cấp.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Bệnh lý nhiễm trùng.
  • Suy thận mức độ nặng.

Khó thở về đêm có phải dấu hiệu của suy tim cấp không ?

Khó thở về đêm chính xác là một trong những triệu chứng của suy tim cấp tính.

Triệu chứng suy tim cấp

Ngoài khó thở về đêm, bệnh lý còn có những triệu chứng như :

  • Khó thở liên tục, có thể không đáp ứng với thở oxy và phải hỗ trợ thở nhân tạo.
  • Phổi rale ẩm hai phế trường, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
  • Huyết áp thấp, có thể tụt xuống dưới 90mmHg
  • Chân tay lạnh ẩm, nổi gân tím, tiểu ít, thậm chí là vô niệu.
  • Gan to, phù chân.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng, đau ngực, phát sốt.

Suy tim cấp sống được bao lâu ?

Theo thống kê của chuyên gia, tỉ lệ sống sót của bệnh nhân bị suy tim cấp sau năm năm chỉ dưới 50%. Không có một số liệu cụ thể nào về việc bệnh nhân có thể sống được bao lâu. Phát hiện càng sớm, điều trị càng sớm, thì khả năng được cứu chữa thành công càng cao, sức khỏe càng ít bị thương tổn và thời gian sống sẽ càng được kéo dài. Khả năng chữa trị suy tim còn tùy theo các cấp độ bệnh, theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, suy tim được chia làm 4 cấp độ:

  • Suy tim độ 1: Ở giai đoạn này, các triệu chứng không quá rõ ràng, khi hoạt động thể chất, các biểu hiện như khó thở, ho khan, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở,…..
  • Suy tim độ 2: Khi hoạt động thể chất bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như hụt hơi, đau thắt ngực, mệt mỏi, khó khăn…..
  • Suy tim độ 3: Khi hoạt động thể chất dù chỉ ở mức độ nhẹ nhàng nhưng cũng có thể bị các triệu chứng tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi, khiến cho khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế đáng kể.
  • Suy tim độ 4: Các triệu chứng xảy ra ngay cả khi người bệnh không hoạt động, khó chiu hơn khi thực hiện bất kì hoạt động thể chất nào.

Suy tim cấp có phải ăn kiêng không ?

Đây một căn bệnh rất nguy hiểm và phổ biến, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị của người bệnh. Một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh :

  • Hạn chế các thực phẩm nhiều muối: Muối làm tăng tình trạng trữ nước trong cơ thể, tăng áp lực cho tim, ảnh hưởng xấu đến tim.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ: Trong những thực phẩm này có chứa chất oxy hóa tự nhiên rất tốt cho tim mạch, vừa kiểm soát được lượng đường và lượng cholesterol trong máu.
  • Cung cấp đủ lượng kali trong khẩu phần ăn hằng ngày: Kali là một chất rất quan trọng để suy trì hoạt động của tim, thường có trong chuối, bơ, bông cải xanh, nho….
  • Hạn chế chất béo: chất béo là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh tim mạch.
  • Hạn chế lượng nước đưa vào trong cơ thể hằng ngày: Khi bị suy tim, chức năng chuyển hóa không được thức hiện tốt, dẫn đến nước bị giữ lại, gây ra phù nề và tăng gánh nặng cho tim.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích: Các chất này sẽ ức chế tần kinh, gây hại trực tiếp lên tim khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
  • Uống nước điện giải mỗi ngày dể bổ sung khoáng chất và nâng cao hệ miễn dịch.

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh nên thay đổi cả môi trường sống, sử dụng máy lọc không khí và máy lọc nước để đảm bảo không gian xung quanh và nguồn nước được sạch khuẩn cũng như nâng ca khả năng bảo vệ cho sức khỏe. Bệnh suy tim cấp là một bệnh phổ biến và nguy hiểm, khi xuất hiện những triệu chứng của suy tim cấp hoặc khi bạn có những nghi ngờ về sức khỏe của bản thân, hãy đến cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhận để được thăm khám và phát hiện cũng như điều trị bệnh kịp thời, tránh để thời gian bị kéo dài quá lâu, bỏ qua thời gian vàng trong điều trị, dẫn đến những hậu quả không mong muốn nhất.

Mong rằng bài viết này của chúng tôi đã gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi !

 

Bài viết mới