Tìm hiểu thêm về bệnh phó thương hàn ở lợn? Bệnh phó thương hàn là gì?

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 14/01/2022

Bệnh phó thương hàn ở lợn hay bệnh salmonellois ở lợn là một căn bệnh rất phổ biến, do vi khuẩn salmonella gây ra ở lợn với các triệu chứng khá rõ ràng. Vậy bệnh phó thương hàn ở lợn rốt cuộc là bệnh gì ? Nguyên nhân gây ra bệnh phó thương hàn ở lợn? Cách phòng tránh bệnh phó thương hàn ở heo là gì ? Mời các bạn độc giả hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin chi tiết.

Tìm hiểu thêm về bệnh phó thương hàn ở lợn? Bệnh phó thương hàn là gì?
Tìm hiểu thêm về bệnh phó thương hàn ở lợn? Bệnh phó thương hàn là gì?

Bệnh phó thương hàn ở lợn là gì?

Bệnh phó thương hàn ở lợn là một loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm xuất hiện trên loài lợn. Có hai thể lâm sàng của bệnh : thể viêm ruột và thể nhiễm trùng huyết.

  • Thể nhiễm trùng huyết: thường bị gây ra do vi khuẩn Salmonella choleraesuis, thường xuất hiện ở lợn choai. Thời gian diễn ra bệnh chỉ kéo dài trong vòng khoảng mấy ngày. Thể nhiễm trùng huyết nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có khả năng gây ra tỉ lệ tử vong cao đến 100%.
  • Thể viêm ruột: thể viêm ruột tường do Salmonella typhimurium gây ra. Thường xuất hiện nở lợn mới cai sữa đến lợn 4 tháng tuổi, thường xuất hiện ở những chú lợn con trải qua nhiễm trùng huyết nhữn không chất, thường xuất hiện 2 thể loại cấp tính hoặc mạn tính.

Một số những triệu chứng lâm sàng của bệnh phó thương hàn ở lợn như sau:

  • Thể nhiễm trùng huyết: lợn bị quỵ, yếu, nằm ì một chỗ và có những triệu chứng thần kinh. Trên tai heo bị bệnh thường xuất hiện những chấm đỏ, sau chuyển sang tím. Heo bị bệnh thườn chui rúc vào các ổ rác.Thân nhiệt của lợn thường rơi vào khoảng từ 40.6 độ C đến 41.7 độ C. Lợn bị nhiễm bệnh thường sẽ tử vong trong khoảng từ 24 đến 48 giờ đồng hồ.
  • Thể viêm ruột cấp: Lúc đầu heo nhiễm bệnh sẽ bị táo bón, sau đó thì bị ỉa chảy nước màu vàng nhạt. Nhiệt độ của heo rơi vào khoảng 39.5 độ C đến 40 độ C. Kèm theo đó, ở lợn bị bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng về thần kinh cũng như đường hô hấp : da trắng bệch, yếu, liệt và run rẩy.
  • Thể cấp tính: nhiệt độ cơ thể heo bị bệnh thường rất cao, sốt từ 42 độ C đến 43 độ C. Ở giai đoạn đầu của bệnh, heo thường bị táo bón, hay nôn mửa, khó đi đại tiện. Đến những giai đoạn sau, các triệu chứng chuyển sang đi ngoài, ỉa chảy, trong phân có lẫn máu và nước. Ở mặt, tai, bụng và da đùi trong xuất hiện những nốt tụ máu màu đỏ, sau dần chuyển sang tím. Ở thể cấp tính, heo thường bị khó thở hoặc thở gấp gáp.
  • Thể mạn tính: Khi heo bị phó thương hàn thể mạn tính, heo thường kém ăn, không tăng trọng, tử vong trong vòng từ 2 đến 4 tuần. Xuất hiện các mảng đỏ hoặc tím ở trên da. Heo bị bệnh sẽ gặp phải tình trạng táo bón, phân màu đen, bên ngoài có lớp màng nhầy.
Tìm hiểu thêm về bệnh phó thương hàn ở lợn? Bệnh phó thương hàn là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh phó thương hàn ở lợn

Salmonella spp thuộc loại vi khuẩn Gram (-). Vi khuẩn Gram(-) có rất nhiều chủng, mỗi loại có những cấu trúc kháng nguyên khác nhau. Salmonella choleraesuis là chủng gây bệnh phó thương hàn đứng đầu ở lợn 10-16 tuần tuổi. Hai chủng loại khác cũng hay gây bệnh ở lợn là  Salmonella typhimurium và Salmonella typhisuis.

Chúng phát triển mạnh mẽ trong môi trường MacConkey, các môi trường agar mật và không lên men đường lactose.

Hai dạng kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella: Kháng nguyên thân (O) và kháng nguyên lông (H)

Cơ chế gây bệnh phó thương hàn ở lợn là  vi khuẩn phát triển, sinh sôi mạnh mẽ và gây tổn thương các cơ quan, từ đó máu có thể bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn, trong quá trình sinh sản, sản sinh các độc tố và cơ thể con vật phải chịu rất nhiều các rối loạn sinh học cũng như gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

Đặc điểm nhận biết lợn bị nhiễm khuẩn phó thương hàn :

  • Xuất hiện nhiễm trùng máu, viêm ruột, viêm phổi và viêm dạ dày trên heo cai sữa và heo thịt.
  • TRên heo náo bị xáo trộn sinh sản.

Bệnh phó thương àn ở lợn thường đi kèm với bệnh dịch tả lợn. Bệnh phó thương hàn ở lợn có thể lây truyền qua đường tiêu hóa, thông qua những thức ăn, thức uống đã bị nhiễm khuẩn mà đi vào trong cơ thể lợn. Bệnh có thể lây truyền từ eo mẹ sang heo con qua nhau thai.

Cách phòng tránh bệnh phó thương hàn ở lợn

  • Cho heo đi tiêm vacxin định kì 6 tháng 1 lần. Khi heo được 21 ngày tuổi thì cho heo tiêm mũi đầu tiên, đến 27 ngày tuổi thì cho heo đi tiêm mũi nhắc lại.
  • Giữ vệ sinh chuồng trại cho heo, tắm rửa cho heo sạch sẽ.
  • Tìm đến những trại mua bán heo giống uy tín để đảm bảo những chú heo mua về được khỏe mạnh và không nhiễm bệnh trước đó.
  • Nếu phát hiện trong đàn heo đang nuôi có heo bị nhiễm bệnh phó thương hàn, cần cách ly chú heo bị bệnh với những chú heo khỏe mạnh. Sát trùng chuồng trại chăn nuôi và điều trị liên tục trong vòng từ 4 đến 5 ngày.
  • Tiêm vacxin cho lợn nái trước khi cho lợn phối giống hoặc trước khi sinh 15 ngày.

Khi không may sử dụng phải những chú heo bị nhiễm bệnh, con người có thể bị nhiễm độc và nhiễm bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là có khả năng nhiễm bệnh thương hàn. Để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân mình, nên tìm hiểu rõ nguồn gốc thực phẩm hàng ngày mình sử dụng. Sinh hoạt khoa học lành mạnh để nâng cao sức khỏe. Uống nước điện giải để bổ dung khoáng chất cho cơ thể cũng như nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Xây dựng chuống trại chăn nuôi ở xa khu vực sống. Không sử dụng những nguồn nước không an toàn, không đảm bảo vệ sinh. Sử dụng mày lọc nước để đảm bảo về nguồn nước đã được sạch khuẩn cũng như loại bỏ những tạp chất mắt thường không nhìn thấy được trong nước.

Bài viết mới