Ung thư phổi di căn – Dấu hiệu của dấu chấm cuộc đời
Hầu hết tất cả các loại ung thư đều có khả năng di căn và ung thư phổi không phải ngoại lệ. Khi các tế bào ung thư phổi di căn cũng là khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và liệu đó có phải dấu chấm hết cuộc đời của người bệnh?
1. Ung thư phổi di căn là gì?
Ung thư phổi di căn là sự lây lan của bệnh ung thư từ phổi đến các cơ quan khác mà không trực tiếp kết nối với nó vì các tế bào ung thư có khả năng đặc biệt, nó có thể phát triển bên ngoài nơi chúng bắt nguồn. Các kiểu mà di căn có thể xảy ra là:
– Khối u có thể lớn dần trực tiếp vào các mô tế bào xung quanh khối u
– Các tế bào đến các bộ phận khác đi qua bằng đường máu
– Các tế bào có thể đi từ hệ thống bạch huyết đến các hạch bạch huyết gần hoặc ở xa.
Thậm chí, ung thư di căn được tìm thấy mà không rõ ung thư nguyên phát.
2. Ung thư phổi di căn đến các cơ quan nào?
Ung thư ở phổi có thể di căn đến các cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể con người. Dưới đây là những loại di căn của ung thư phổi.
2.1 Ung thư phổi di căn gan
Di căn gan là loại có tiên lượng xấu, khá phổ biến của căn bệnh này. Do các tế bào, khối u đã di chuyển đến gan nên người bệnh sẽ có thể cảm thấy đau, xuất hiện tình trạng giảm cân, buồn nôn, hay chán ăn, chảy dịch bụng (gây ra hiện tượng cổ trướng) hoặc vàng da, tròng mắt trắng, nước tiểu có màu sẫm, phân thì màu nhạt.
2.2 Ung thư phổi di căn não
Nguyên nhân thường gặp của di căn não chính là ung thư phổi. Với các biểu hiện đa dạng phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương, phù não. Đối với loại này, người mắc bệnh thường có các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn, lú lẫn, co giật, các dấu hiệu thần kinh liệt khu trú…
Ngoài ra, các tế bào ung thư ở phổi cũng có thể di căn đến màng não cùng các hiện tượng đau đầu, lú lẫn, có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ, thất ngôn, đau gáy…
2.3 Ung thư phổi di căn xương
Khối u phổi có thể di căn đến tất cả loại xương trên cơ thể người bị bệnh. Nhưng đặc biệt là các xương dài và xương trục bao gồm xương cột sống, xương sống. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu đau xương tại vị trí di căn đó kèm theo tê chân hay biểu hiện của chèn ép cột sống…, thậm chí là gãy xương sau chấn thương nhỏ, không có thương tích gì. Tuy nhiên cũng có một số ít bệnh nhân bị ung thư di căn xương nhưng không có dấu hiệu bị đau nhức xương khớp.
2.4 Ung thư phổi di căn hạch
Đây cũng là hiện tượng di căn phổ biến ở căn bệnh ung thư này. Qua hệ thống bạch huyết cùng các mạch máu xung quanh, nhưng tế bào ung thư sẽ di chuyển và xâm nhập các bộ phận khác và nơi đầu tiên các tế bào ung thư xâm lấn chính là hạch bạch huyết. Ban đầu sẽ di chuyển đến các hạch bạch huyết gần phổi rồi lan ra các hạch bạch huyết ở vị trí khác như khí quản, thành ngực, rồi đến cơ hoành, cổ, gan…
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết đó là những nốt hạch ở gần cổ. Những nốt này tách rời nhau, khá cứng nhưng lại không đỏ, nóng hay gây đau đớn. Do đó, nhiều người dễ chủ quan và không quan tâm những dấu hiệu này.
Thêm vào đó, những nốt hạch này sưng to cùng các tế bào ung thư chèn ép vào thanh quản, khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, khàn tiếng. Người bệnh cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như ho nhiều, sốt, đau tức ngực, chán ăn, mệt mỏi…
Đa số những bệnh nhân này là đã ở giai đoạn cuối của bệnh, có thể chữa hết bệnh hoàn toàn là khá khó. Do vậy, việc điều trị bệnh ở giai đoạn này chủ yếu là để giảm các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa sự di căn của các tế bào ung thư, nâng cao đời sống và kéo dài thêm thời gian sống của người bệnh.
2.5 Ung thư phổi di căn màng phổi
Cũng giống như các loại di căn khác, di căn màng phổi là hiện tượng các tế bào ung thư di chuyển và xâm lấn đến màng phổi. Các tế bào bình thường đều có các chất kết dính giúp liên kết các tế bào tại vị trí cố định. Trong khi đó thì các tế bào ung thư lại không có phân tử kết dính lại với nhau nên chúng có thể tự do di chuyển theo ý muốn.
Ung thư di căn màng phổi cũng có các biểu hiện, triệu chứng tương tự với bệnh ung thư gốc như ho nhiều, người mệt mỏi, khó thở, thở khò khè, tức ngực…
3. Giải đáp thắc mắc
3.1 Ung thư phổi di căn sống được bao lâu?
Người bệnh mắc này có thể sống được bao lâu tùy thuộc vào loại di căn, giai đoạn của bệnh, tuổi tác, thể trạng người bệnh, hay mức độ đáp ứng các phương pháp điều trị của người bệnh…
3.2 Ung thư phổi có di truyền không?
Ung thư phổi không di truyền do các tác nhân chính của bệnh là sự phát triển bất thường của các tế bào ở phổi, gây ra bởi các tác động bên ngoài như không khí, chế độ sinh hoạt… Vì vậy, nó có thể không ảnh hưởng hay để lại gen di truyền cho thế hệ sau.
Dù bất kì nguyên nhân hay triệu chứng là gì, người bệnh cũng cần theo dõi sức khỏe, đi khám định kì 6 tháng/lần, chữa trị theo những chỉ định của bác sĩ. Cần giữ thói quen lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nước điện giải, các chất dinh dưỡng hợp lý; tránh xa các chất độc hại như thuốc lá, thuốc lào, xì gà… Bên cạnh đó cần kết hợp vận động thể dục, tập luyện thể thao đều đặn; cải thiện môi trường xung quanh bằng việc trồng nhiều cây xanh, vệ sinh nơi ở thường xuyên; sử dụng máy lọc không khí, tránh khói bụi, thuốc lá, các nguồn không khí ô nhiễm độc hại cũng góp phần ngăn ngừa ung thư hiệu quả.