Vấn đề dành cho chuyên gia : ung thư dạ dày có chữa được không

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 29/12/2021 Lần cập nhập cuối: 30/12/2021

Ung thư dạ dày là một bệnh lý thường gặp ở thời đại ngày nay. Ngày càng có nhiều người mắc bệnh này và vấn đề “ung thư dạ dày có chữa được không ?” càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn một vài thông tin liên quan đến vấn đề “ung thư dạ dày có chữa được không?” này.

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Vấn đề “ung thư dạ dày có chữa được không?” phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định ung thư dạ dày có chữa được không là thời điểm phát hiện bệnh trạng của người bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kjp thời, tỉ lệ sống sót của người bệnh là rất lớn. Ngược lại, nếu người bệnh phát hiện bệnh trạng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, khi các tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể, phạm vi khối u không còn chỉ ở dạ dày thì khả năng chữa trị rất thấp. Nhất là khi bệnh đã tiến vào giai đoạn cuối, khả năng điều trị khỏi bệnh gần như bằng không. Ở giai đoạn này, mục đích của việc điều trị chỉ là kéo dài thời gian sống của người bệnh cũng như làm thuyên giảm các triệu chứng để nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày?

Bên cạnh vấn đề “ung thư dạ dày có chữa được không”, việc “chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày như thế nào ” cũng rất đáng được quan tâm. Việc chăm sóc tốt cho bệnh nhân cũng là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tỉ lệ điều trị khỏi bệnh.

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý  và phù hợp với tình trạng sức khỏe bệnh nhân, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia về chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
  • Hạn chế những thức ăn cay, nóng, chua, mặn, những thức ăn quá kích thích dạ dày, gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
  • Hạn chế những thức ăn khô cứng, những thức ăn có sẵn, những đồ ăn đóng hộp, những đồ ăn nhanh chứa nhiều chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Nên chia nhỏ những bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn phụ trong ngày để đảm bảo lượng chất của cơ thể, đồng thời đảm bảo bệnh nhân không có ăn quá no, trong một thời gian, dạ dày không phải tiêu thụ quá nhiều lượng thức ăn.
  • Nên cho người bệnh ăn những thức ăn mềm như canh, súp cháo, hay những đồ ăn xay nhuyễn như các món sinh tố.
  • Nên bổ sung nhiều vitamin, nhiều chất xơ từ các loại rau của quả để làm dịu mát hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng thêm nước điện giải, nước điện giải vừa có khả năng trung hòa độ axit trong dạ dày, làm điều hòa độ pH, vừa có khả năng bảo vệ dạ dày, vừa giúp người bệnh bổ sung các khoáng chất cho cơ thể, vừa nâng cao khả năng tự miễn dịch của cơ thể.
  • Nâng cao chất lượng môi trường sống của người bệnh, sử dụng thêm các loại vật dụng như máy lọc không khí, máy lọc nước để đảm bảo chất lượng không khí cũng như chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày. Sử dụng những loại thiết bị hiện đại trong gia đình vừa tiện lợi, vừa nâng cao khả năng bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Giảm nguy cơ ung thư dạ dày nặng thêm hoặc tái phát?

Bên cạnh lo lắng về vấn đề “ung thư dạ dày có chữa được không”, thì một điều chúng ta cần lo lắng nữa chính là “làm sao để giảm nguy cơ ung thư dạ dày nặng thêm hoặc tái phát”. Có nhiều người may mắn phát hiện bệnh khi bệnh vẫn còn đang ở những giai đoạn đầu hoặc những bệnh nhân may mắn đã trị khỏi vẫn đối diện với nguy cơ bị phát tát hoặc bị nặng thêm. Một số biện pháp có thể làm giảm nguy  cơ khiến ung thư dạ dày bị nặng thêm hoặc tái phát:

  • Chú ý vấn đề ăn uống, sinh hoạt của bản thân: sửa đổi những thói quan xấu như bỏ bữa, ăn không đúng bữa, thức khuya, hút thuốc, uống rượu, sử dụng những chất kích thích.
  • Thường xuyên rèn luyện thân thể ở mức độ phù hợp với sức khỏe của bản thân: tập thể dục thể thao, tập yoga, tập thiền.
  • Luôn giữ cho trạng thái tinh thần ổn định, vui vẻ, lạc quan, tránh những lo âu, căng thẳng, stress.
  • Chú ý vệ sinh không gian sống, vệ sinh thức ăn, nguồn nước.
  • Kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng một lần.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, điều trị đầy đủ theo đúng liều lượng bác sĩ yêu cầu.

Khi hỏi ung thư dạ dày có chữa được không các chuyên gia nói gì

Tại Việt Nam, ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, gây tử vong cao thứ 3, chỉ xếp sau ung thư gan và ung thư phổi. Khi được hỏi “ung thư dạ dày có chữa được không?”, các chuyên gia đã khẳng định, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ người bị ung thư dạ dày vẫn có thể sống bình thường sau 5 năm là 90%. Cần nắm rõ những dấu hiệu ung thư dạ dày, một khi phát hiện ra bản thân có những dấu hiệu ung thư dạ dày, cần nhanh chóng đi khám ở các trung tâm y tế uy tín để được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn chuẩn đoán chính xác về tình hình sức khỏe. Tránh để thời gian lâu ngày, bệnh tình chuyển biến xấu sẽ rất khó để điều trị thành công. Phát hiện và điều trị bệnh sớm thì quá trình điều trị bệnh sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chi phí điều trị cũng ít hơn và tỉ lệ thành công cũng cao hơn.

Ung thư dạ dày và cách điều trị

Để có thể nhận được cách điều trị chuẩn xác nhất với tình hình bệnh trạng cũng như tổng quan sức khỏe của bản thân, người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín, để nhận được sự hỗ trợ trong việc chuẩn đoán và điều trị của đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cũng như thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại.

Bài viết mới