Thực hư về vấn đề vi khuẩn đang dần bao phủ cuộc sống xung quanh chúng ta

Tác giả: Lê Thị Ngọc Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 15/01/2022

Vi khuẩn (VK) là những sinh vật siêu nhỏ, có cấu tạo đơn bào và phát triển mạnh mẽ trong những môi trường sống khác nhau. Những sinh vật nhỏ bé này có vai trò quan trọng cũng như những ảnh hưởng nhất định đối với môi trường sống cũng như sức khỏe của con người.

1. Tìm hiểu vi khuẩn là gì?

1.1 Khái niệm

Vi khuẩn (hay còn gọi là vi trùng, với tên tiếng Anh là bacterium) là một loại thuộc nhóm vi sinh vật, có cấu tạo tế bào tuy nhiên cấu trúc nhân của chúng chưa phức tạp. Đây là một loại vi sinh vật nhân sơ với kích thước rất nhỏ (kích thướng hiển vi), không phải thực vật hay là động vật với bộ khung của tế bào cùng các bào quan như lục lạp và ty thể.

Vi khuẩn là những sinh vật siêu nhỏ, có cấu tạo đơn bào và phát triển mạnh mẽ trong những môi trường sống khác nhau

Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật hiện diện trong sinh giới đông đảo nhất. Chúng xuất hiện khắp nơi, cả trong đất, trong nước, các chất thải phóng xạ hay thậm chí sống ký sinh hoặc công sinh cả bên trong những sinh vật khác. Chúng cũng được cho là loài sinh vật đầu tiên hiện diện trên Trái Đất (vào khoảng 4 tỉ năm trước). Theo những nghiên cứu, hóa thạch lâu đời nhất được tìm kiếm và biết đến là của những sinh vật sống như VK. Tế bào VK được có trong 1 gram đất là khoảng 40 triệu tế bào, trong 1 mililit nước ngọt thường chứa khoảng 1 triệu tế bào. Ước tính khoảng ít nhất 5 tỷ vi khuẩn được chứa trong Trái Đất và hầu hết sự hình thành của Trái Đất được cho là sinh ra từ vi khuẩn.

1.2 Hình thể, cấu trúc và kích thước của vi khuẩn

Vi khuẩn có tế bào khác với thực vật cũng như động vật do chúng là loài vi sinh vật không có nhân. Thông thường một tế bào vi khuẩn có cấu trúc bao gồm:

– Thành tế bào: là lớp bao bọc ngoài cùng nhằm giữ cho chúng có những hình dạng nhất định. Bộ phận này có chức năng sinh lý quan trọng giúp chúng duy trì hình thái, áp suất thẩm thấu bên trong tế bào , giúp bảo vệ tế bào khỏi những tác nhân vật lý hóa học, thực hiện hoạt động tích điện ở bề mặt của tế bào.

– Lớp vỏ nhầy (Capsul): là lớp bảo vệ VK khỏi bị thực bào bởi bạch cầu, là nơi lưu trữ chất dinh dưỡng. Lớp vỏ này có thành phần hóa học quyết định tính kháng nguyên của VK.

– Màng tế bào chất (hay còn gọi là màng sinh chất – Cell membran): đây là lớp màng nằm bên dưới thành tế bào với độ dày khoảng 4nm-5nm, chiếm tỷ lệ 10-15% trọng lượng của tế bào VK. Màng này có các chức năng như đảm bảo chủ động tích lũy các chất dinh dưỡng, giúp duy trì áp suất thẩm thấu, đào thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất.

– Tế bào chất (Cytoplast): là thành phần chính của tế bào VK, chứa vật liệu di truyền cùng Ribosome (là nơi tổng hợp protein của tế bào, chủ yếu là protein và ARN)

– Thể nhân – Nuclear body: do chưa có màng nhân nên thể nhân VK chỉ bao gồm 1 nhiễm sắc thể có dạng hình vòng được cấu tạo bởi phân tử AND. Thể nhân là nơi chứa những thông tin di truyền thiết yếu của VK.

– Tiêu mao: cơ quan di chuyển của VK, không phải loại VK nào cũng có bộ phận này.

– Nhung mao: là những sợi lông được mọc khắp bề mặt VK, có tác dụng giúp chúng dễ bám vào giá thể, nhằm tăng diện tích để tiếp xúc với thức ăn.

– Các hạt khác ở trong tế bào: sự có mặt của các hạt này phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như các giai đoạn tiến triển của VK. Các hạt này gồm hạt hydratcacbon, polyphotphat vô cơ, giọt lipit, các tinh thể Ca, lưu huỳnh, hạt sắc tố.

– Bào tử – Spore: được hình thành ở bên trong của tế bào, đôi khi có kích thước to hơn tế bào khiến tế bào phình to ra hơn bình thường.

Vi khuẩn có các hình thái khác nhau như hình cầu, hình xoắn, hình que, dấu phẩy, hình sợi,… Mỗi loại có những hình dạng cũng như kích thước khác nhau và kích thước của VK lớn hơn virus nhiều, có thể nhìn được dưới kính hiển vi.

2. Phân loại các loại vi khuẩn

VK có thể được chia thành 3 loại dựa vào hình thể của chúng:

– Cầu khuẩn (cocci): là những loại VK có hình dạng là hình cầu, đôi khi có thể hình bầu dục hay hình ngọn nến với đường kính trung bình khoảng 1 µm, được chia thành các loại:

 + Diplococci (song cầu): những VK đứng thành đôi như Streptococcus pneunoniae (phế cầu), Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu), Neisseria meningitidis – Meningococcus (não mô cầu)

 + Streptococci (Liên cầu): những VK đứng thành chuỗi.

 + Staphylococci (Tụ cầu): những VK đứng thành từng đám giống chùm nho (tụ cầu vàng).

– Xoắn khuẩn (spirillum): là những loại VK hình cong, có hai vòng xoắn trở lên với kích thước 0.5 – 3 – 5 – 40 µm. Hầu hết Loại VK này thuộc loại hoại sinh, một số loại có khả năng gây nên bệnh.

– Phẩy khuẩn với hình thể uống cong giống dấu phẩy, là một trong những loại thuộc trực khuẩn (kích thước 0.5 – 1, 0 – 4 µm)

3. Vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại

3.1 Vi khuẩn có hại

Vi khuẩn có hại là tác nhân gây nên bệnh và là yếu tố dẫn đến truyền nhiễm bệnh. Ở người, VK gây hại có thể khiến mắc một số bệnh như viêm da, uốn ván, sốt thương hàn, bệnh lỵ, bệnh lao, ngộ độc thực phẩm… Đối với thực vật thì có một số bệnh như mụn lá, héo cây, lá úa… Có thể kể đến một số loại VK như:

– Vi khuẩn E.coli (Escherichia coli) kí sinh trong ruột người và động vật (bò, cừu, dê,…). Khi nhiễm khuẩn này, người bệnh sẽ có những triệu chứng như tiêu chảy nghiêm trọng, đau bụng quặn lại, nôn. Có thể người bệnh sẽ bị xuất huyết tiêu hóa, suy thận, nguy hiểm hơn là tử vong.

– VK Vibrio parahaemolyticus: loại VK này sống ở nước mặn, thường kí sing trong các loại hải sản. Những người hay ăn hải sản sống chưa được nấu chín kĩ sẽ có nguy cơ bị nhiễm loại khuẩn này. Trong khoảng 24 giờ, người sẽ có dấu hiệu bụng đau quặn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, cảm lạnh, sốt.

– VK gây bệnh thương hàn: Salmonella

– VK gây bệnh tiêu chảy: E.coli

– VK gây bệnh tả: V.cholerae

– VK gây bệnh lỵ: Shigella

Một số loại vi khuẩn, virus gây nên bệnh ung thư như vi khuẩn HP (Helicobacter Pylory) gây bệnh viêm loét, ung thư dạ dày; virus EBV (Epstein-Barr) gây ra những bệnh liên quan đến ung thư mũi, ung thư hạch lympho,…

3.2 Vi khuẩn có lợi

Khi nhắc đến các loại VK, chúng ta thường nghĩ ngay đến những loài vi sinh vật gây hại, ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều loại VK có lợi được sử dụng cho mục đích phục vụ đời sống con người, hỗ trợ cả thực vật, động vật và nhiều dạng sống. Bên cạnh đó, chúng cũng được sử dụng trong quá trình của công nghiệp, dược phẩm, thực phẩm… Có thể kể đến một số loại VK có lợi như:

– Lactobaccillus: là loại VK có trong sữa chua, giúp tiêu diệt nhiều loại VK có hại trong đường ruột. Khi sử dụng sữa chua sống thì loại lợi khuẩn này sẽ phát triển nhanh chóng và tích cực.

Trong sữa chua lên men có các vi khuẩn có lợi hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch

– Tempeh: có trong đậu lên men miso hay nước tương lên men mà người Nhật thường sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày.

– VK trong bắp cải muối: trong bắp cải muối có những loại vi khuẩn lên men rất có lợi cho đường ruột, tuy nhiên chỉ nên sử dụng lượng bắp cải muối phù hợp và cần muối một cách an toàn vệ sinh để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

– Lactobacillus reuteri: có trong sữa mẹ. Loại VK này có chức năng hỗ trợ miễn dịch, có khả năng chống viêm, làm giảm đau cơ thể.

– Microflora: đây là nhóm các loại VK và nấm thường sống trên da của người. Với chức năng là ngăn chặn tình trạng các vết thương nhiễm trùng quá mức, có khả năng giúp lành lặn vết thương.

– Kombucha: đây là loại thực phẩm trà lên men (xuất xứ Trung Quốc), chứa nhiều các chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch của đường ruột, hỗ trợ bệnh nhân bị tiểu đường, giúp giải độc,…

4. Loại bỏ vi khuẩn khỏi không khí trong nhà bạn với máy lọc không khí

Máy lọc không khí là một thiết bị hiện đại có khả năng lọc sạch không khí trong nhà bạn, giúp người dùng có không gian sống trong sạch, lành mạnh. Với chức năng loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, nấm mốc và mùi hôi nhờ công nghệ tạo ra các ion. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc không khí với các chức năng đa dạng như lọc sạch không khí (loại bỏ bụi, lông thú, phấn hoa,…); khử mùi (các mùi hôi, khói thuốc, nấm mốc,…); diệt khuẩn (khả năng diệt các loại virus, VK với hiệu quả cao); cấp ẩm không gian… Người dùng nên cân nhắc, nghiên cứu kĩ trước khi mua để phù hợp với mục đích và điều kiện sử dụng.

Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể để đánh bay các VK có hại bằng việc sử dụng các sản phẩm lên men như sữa chua, kim chi, phomai,…; bổ sung nước điện giải bù nước, bù khoáng để tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh.

Bài viết mới