Đau họng có đờm không đáng lo ngại
Đau họng có đờm là triệu chứng thường thấy của các loại bệnh về đường hô hấp, nguyên nhân là do nhiễm trùng virus và vi khuẩn. Trong giai đoạn thời tiết giao mùa thường phổ biến nhất là các bệnh cúm và viêm họng. Nếu tình trạng đau họng có đờm kéo dài có thể sẽ khiến cho người mắc bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, bệnh đau họng có đờm không đáng lo ngại và hoàn toàn có thể chữa khỏi tại nhà. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
1. Thời tiết chuyển mùa dẫn đến cảm lạnh, đau họng có đờm
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu đau họng có đờm là gì?
Đau họng có đờm là trường hợp trong cổ họng của bạn luôn có một lượng chất nhầy nhất định. Thông thường các chất nhầy này là một hàng rào hỗ trợ hô hấp và giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bạn bị ốm thì nó sẽ trở nên đặc và chuyển thành màu xanh, nguyên nhân là do chúng phải giữ lại các hạt bụi hay virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Các chất nhầy này thông thường được gọi là đờm.
Vậy đau họng có đờm có nguy hiểm không?
Hầu hết các căn bệnh nhẹ, chúng ta thường chủ quan không để tâm quá nhiều. Tuy nhiên, nếu không chữa trị, để bệnh lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho cơ thể. Đau họng có đờm là một căn bệnh về đường hô hấp, tương tự vậy, nếu không chữa trị, bệnh sẽ biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như: Viêm họng, viêm họng quá phát hay viêm họng teo.
2. Đau họng sổ mũi hắt xì không quá lo ngại
Thời tiết chuyển mùa, các triệu chứng như đau họng sổ mũi hắt xì là triệu chứng thường gặp của các bệnh về cơ quan hô hấp. Thông thường có mức độ nhẹ và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kéo dài có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vì thế, khi có các triệu chứng này, bạn nên chú ý để tìm hiểu những nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị cũng như khắc phục kịp thời.
Khi bị đau họng kèm theo sổ mũi bạn có thể sử dụng các loại thuốc Tây hoặc các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, để có thể mau chóng hết bệnh, bạn nên kết hợp với chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học như: tránh la hét hoặc nói quá nhiều, hãy giữ ấm cơ thể và đặc biệt là vùng cổ. Có thể súc miệng bằng giấm táo pha loãng hoặc pha nước muối ấm thường xuyên, hai loại nước này có thể loại bỏ được dịch đờm và làm giảm đau rát cổ họng rất hiệu quả. Nghỉ ngơi khoa học và uống nhiều nước, bổ sung các loại vitamin và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, không nên hút thuốc, dùng các loại trà đặc hay cà phê trong thời gian bị bệnh,…
Đau họng sổ mũi hắt hơi hoàn toàn có thể thuyên giảm nếu bạn dùng thuốc đều đặn và chăm sóc sức khỏe đúng cách. Nếu trường hợp các triệu chứng có dấu hiệu nặng dần theo thời gian, tốt nhất bạn nên đi đến gặp bác sĩ để xác định các bệnh lý tiềm ẩn và được chữa trị kịp thời.
3. Đau họng có đờm phải làm sao
Các triệu chứng của bệnh đau họng có đờm có thể hoàn toàn được chữa khỏi ngay tại nhà nếu bạn áp dụng những biện pháp dưới đây:
3.1. Nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh
- Hãy bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể của bạn
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, đặc biệt là nước ấm là một cách tốt nhất để trị đau họng có đờm hiệu quả. Bởi, nước ấm sẽ giúp giữ ẩm cho cổ họng của bạn và giúp cho đờm dễ long ra, đồng thời giảm cảm giác đau rát. Trong khoảng thời gian bị bệnh, bạn nên dùng những loại thực phẩm ở dạng lỏng như: các loại nước trái cây, ăn cháo, súp,…để không làm đau cổ họng nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Các loại nước điện giải cũng có thể là một sự lựa chọn thích hợp giúp bù nước và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể của bạn.
- Ăn uống khoa học, lành mạnh
Các loại thực phẩm giúp kháng viêm, giảm sưng và điều trị ho có đờm hiệu quả như chanh, mật ong, gừng và tỏi,…bạn nên dùng các món ăn có các thành phần trên. Đồng thời, không nên sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, hút thuốc lá,… bởi nó sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Ngoài ra,các thành phần bạn có thể bổ sung thêm cho cơ thể như: dùng trà cam thảo,nhân sâm, các loại quả mọng, kẽm dưới dạng viên uống,…
3.2. Giữ ấm, bảo vệ cổ họng khi thời tiết thay đổi
- Chú ý việc làm ẩm không khí
Việc giữ cho môi trường sạch sẽ, thoáng đãng, có đủ độ ẩm sẽ giúp làm dịu tình trạng đau rát họng có đờm của bạn. Hãy sử dụng máy phun sương để làm ẩm không khí liên tục nếu trong phòng có sử dụng máy điều hòa.
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối
Bởi lẽ, nước muối có tác dụng làm sạch đờm ở cổ họng, giúp diệt khuẩn và đặc biệt là giảm đau hiệu quả. Hãy sử dụng nước muối sinh lý hoặc tự mình pha dung dịch nước muối theo tỷ lệ như sau: dùng một cốc nước ấm, cho từ 1/3 đến 3/4 thìa cà phê muối, khoấy đều và dùng để súc miệng hàng ngày. Lưu ý: trong quá trình súc miệng, hãy giữ từ 30 – 60 giây không nên giữ nước muối quá lâu trong họng, đồng thời ngửa cổ để súc ở vùng họng rồi phun nước ra mà không cần phải súc miệng lại với nước thường nữa.
Thông thường trong đa số các trường hợp, việc bị đau họng có đờm không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm, đau họng kéo dài, đờm trong cổ họng nhiều gây khó chịu trong đờm có lẫn máu, ho khan kèm theo cảm giác đau họng nuốt nước bọt đau, đau tức ngực, thở khò khè,… hãy đi đến các cơ sở y tế để được khám, chuẩn đoán và điều trị kịp thời.