Đề phòng bệnh lỵ amip. Bệnh lỵ amip là căn bệnh nguy hiểm như thế nào ?

Tác giả: Bùi Hoài Thương Đăng ngày: 14/01/2022 Lần cập nhập cuối: 14/01/2022

Bệnh lỵ amip là một căn bệnh truyền nhiễm lây truyền thông qua đường tiêu hóa. Những bộ phận của đường tiêu hóa như ruột và trực tràng bị tổn thương do vi khuẩn amip lỵ gây ra. Vậy bệnh lỵ amip là gì ? Nguyên nhân và con đường lây truyền của bệnh lỵ amip? Các cách phòng tránh bệnh lỵ amip ?

Bệnh lỵ amip là gì

Bệnh lỵ amip là một căn bệnh truyền nhiễm lây truyền thông qua đường tiêu hóa do vi khuẩn amip lỵ thuộc nhóm etamoeba gây ra. Etamoeba có nhiều chủng loại, nhưng trong số đó, chủng chính gây ra bệnh lỵ amip là etamoeba histolytica. Đây là một bệnh lý mà đường ruột bị nhiễm ký sinh trùng bị gây ra bời các sinh vật đơn bào. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ kéo dài và có thể tiến triển dễ dàng sang mạn tính.

Đại tràng thường  là cơ quan chịu tổn thương do vi khuẩn etamoeba. Thông thương phần lớn những người bị mắc bệnh lỵ do amip sẽ không có triệu chứng nghiêm trọng. Nhưng trong một số trường hợp, những người bệnh lại có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng gọi là hội chứng lỵ. Ba triệu chứng chủ yếu của hội chứng lỵ là: mót rặn, đau quặn bụng (đau bụng quặn từng cơn, vị trí đau quặn thường là ở vùng hố chậu phải) và đi ngoài “giả” (người bệnh thường xuyên có cảm giác mót rặn sau mỗi cơn đau quặn, phải rặn nhiều khi đi ngoài và nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới biến chứng trĩ hoặc sa niêm mạc trực tràng) và đi ngoài nhiều lần, đi ngoài ra phân nhầy máu….

Vị trí cư trú ưa thích của các ký sinh trùng là ruột già. Do vậy, nguồn lây nhiễm quan trọng nhất là phân của người bị bệnh. Đặc biệt là chúng có thể làm ô nhiễm nguồn nước nếu điều kiện vệ sinh quá kém, không đạt tiêu chuẩn. Nếu được trồng ở những nơi phân người được sử dụng làm phân bón thì trái cây và rau quả có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Thông qua việc tiếp xúc cơ thể, giữa bàn tay của người bị nhiễm và người không bị nhiễm, ký sinh trùng có thể được truyền từ người này sang những người khác. Thông qua việc làm bẩn đồ ăn, thức uống, ruồi nhặng cũng là một tác nhân trung gian làm lây lan bệnh lỵ amip.

Theo thống kê, trên thế giời có khoảng 10% dân số bị nhiễm amip, đặc biệt là những người dân sống ở những khu vực như  Trung Mỹ, Nam Mỹ, Mexico, Ấn Độ, châu Phi và các khu vực nhiệt đới của châu Á. Ở các nước công nghiệp phát triển, những người nhập cư và du khách đến từ những khu vực mà có lưu hành dịch bệnh lỵ amip sẽ mang theo mầm bệnh và làm cho bệnh trở nên phổ biễn trong những nhóm người này.

Nguyên nhân gây bênh lỵ amip

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lỵ amip chính là vi khuẩn etamoeba histolytica hay còn gọi là amip lỵ. Vòng đời của amip lỵ được chia làm hai thời kỳ : thời kỳ tự dưỡng (thời kỳ hoạt động) và thời kỳ kén (thời kỳ nghỉ). Tùy vào điều kiện sống và phát triển mà trong quá trình tồn tại của nó, lỵ amip có thể chuyển đổi từ thời kỳ tự dưỡng sang thời ký kén hoặc ngược lại, từ thời kỳ kén sang thời kỳ tự dưỡng.

Vật chủ được cho là duy nhất của amip lỵ chính là con người. Do đó, người bệnh, người mắc bệnh mãn tính, người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng là nguồn lây nhiễm bệnh chính. Do amip ở thể tự dưỡng rất dễ chết khi chui ra khỏi ký chủ, nên với những người mắc bệnh cấp tính thì rất ít có khả năng lây nhiễm bệnh.

Con đường lây truyền bệnh lỵ amip

Tương tự như bệnh thương hàn, đường ăn uống là đường lây nhiễm chính của lỵ amip. Trong đó, ruồi và nhặng hai trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Khi con người ăn thức ăn hoặc uống nước chứa nang của Amip Entamoeba histolytica, Amip Entamoeba histolytica có thể đi vào cơ thể con người. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với phân là một con đường lây nhiễm khác. Hình thức hoạt động của Amip Entamoeba histolytica là các u nang và ở trong đất hoặc nơi chúng được lắng đọng phân, thời gian chúng có thể sống được lên đến vài tháng.

Ngoài ra, một con đường lây nhiễm lỵ Amip khác nữa là quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn. Trong đường tiêu hóa vi khuẩn này sẽ sinh sản và trực tràng, đại tràng sẽ bị viêm nhiễm.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lỵ amip

Cuộc sống thường ngày của bệnh nhân không chỉ bị gây những ảnh hưởng phiền toái do bị nhiễm lỵ amip mà nếu không được điều trị kịp thời, nó còn gây biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chính mình là phòng ngừa ngay từ khi chưa có bệnh.

  • Môi trường sống luôn phải được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát.
  • Sử dụng thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc, ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm ôi thiu.
  • Cần được rửa sạch rau củ, trái cây trước khi ăn.
  • Đồ uống đóng chai, nước giải khát không cồn cần được hạn chế sử dụng ở mức tối đa.
  • Các sản phẩm từ sữa, phô mai chưa được tiệt trùng cần tránh sử dụng.
  • Vì bạn không thể chắc các đồ ăn ở đường phố, vỉa hè có đảm bảo vệ sinh hay không cũng như nguồn gốc xuất xử của chúng, nên tốt nhất bạn nên hạn chế ăn uống ở đường phố, vỉa hè.
  • Sử dụng xà phòng sát khuẩn để rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Cần phải đảm bảo nguồn nước sử dụng hằng ngày được vệ sinh, sạch sẽ khỏi vi khuẩn cũng như các tạp chất. Việc lựa chọn sử dụng chiếc máy lọc nước sẽ là điều cần thiết với mỗi gia đình.
  • Hằng ngày, sử dụng thêm nước điện giải để tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng tự miễn dịch và cung cấp cho cơ thể những khoáng chất cần thiết.
Bài viết mới