Ngải cứu tươi có tác dụng gì?

Tác giả: huyenngoc Đăng ngày: 16/01/2022 Lần cập nhập cuối: 26/01/2022

Có thể nói, với đại đa số mọi người, các loại sản phẩm được chế biến từ rau ngải cứu tươi đều không dễ hấp thụ bởi lá ngải cứu có vị đắng nhần nhận, có mùi hăng. Tuy nhiên, “thuốc đắng dã tật” trái ngược với hương vị không mấy hấp dẫn nó lại mang được coi là một trong những bài thuốc Nam vừa rẻ, vừa dễ kiếm mà lại chữa được rất nhiều bệnh. Vậy uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi uống loại nước này? Hãy cùng nuocdiengiai.com tìm hiểu nhé.

1. Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?

Ngải cứu hay còn gọi là ngại điều, một loại cây mọc dại mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên khắp các vùng quê ở Việt Nam; là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của gia đình. Không chỉ vậy, ngải cứu còn mang rất lại rất nhiều giá trị cho cơ thể.

Cải thiện và kích thích hệ tiêu hóa

Công dụng đầu tiên có thể kể đến khi nhắc về rau ngại cứu là hỗ trợ và kích thích hệ tiêu hóa, đặc biệt với người lười ăn hoặc không có cảm giác ăn ngon miệng.

Lấy 300 g ngải cứu, 2 quả lê, 20g  kỷ tử, 10g đinh quy, 1 chút lá hẹ,1 con gà ác 200 g, hầm trong  800ml nước còn 350ml. Cho thêm một chút bột ngọt, nước mắm, chia làm nhiều phần ăn cả ngày, tuần ăn 2 lần sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

Giảm thiểu và kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả

Với những người thường xuyên bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, đi đứng khó khăn,… đặc biệt là người lớn tuổi, hoàn toàn có thể áp dụng bài thuốc giảm đau nhức đơn giản từ cây ngải cứu để xông hơi hoặc giã ra đắp trực tiếp vào phần bị đau.

Cách làm: Lá ngải cứu, lá lốt, lá trầu không, cây cỏ xước mỗi thứ lượng bằng nhau, đem rang muối, lúc còn nóng bọc lại, đắp vào chỗ đau nhức, cách 2 ngày đắp 1 lần. hoặc có thể đun lên với khoảng 1 lít nước rồi tiến hành xông hơi. Làm kiên trì trong 3 tháng sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.

Chữa được bệnh sốt rét

Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm truyền nhiễm qua các vết đốt của muỗi.do một loại ký sinh trùng xâm nhập vào các tế bào hồng cầu của con người.

Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng nhờ vào việc tạo ra các gốc tự do phá vỡ thành tế bào của ký sinh trùng sốt rét, cách làm đơn giản: rửa sạch 100g ngải cứu kết hợp với 100g lá tía tô, 100g lá trầu không đem đun với 2 lít nước rồi cho người bệnh xông khoảng 20 phút. Hoặc cho người bện uống trực tiếp là ngải cứu giã nhỏ, 2 lần một ngày. Dùng từ 3 đến 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Thanh lọc cơ thể

Rửa sạch ngải cứu, thái nhỏ, đem đi phơi khô, dùng như một loại trà bình thường. Dùng kết hợp với đường hoa mai hoặc mật ong sử dụng hàng ngày vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cho cơ thể tỉnh táo, dễ chịu và sảng khoái.

Điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ

Đau bụng kinh hay kinh nguyệt không đều là điều mà các chị em phụ nữ ai cũng từng gặp ít nhất một lần, nó thường gây ra cảm giác khó chịu hay thay đổi nội tiết tố dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi. Uống nước ngải cứu tươi có thể giúp chị em phụ nữ điều hòa kinh nguyệt một cách lành tính nhất mà không cần phải sử dụng đến các loại thuốc tây khác.

Cách uống: Trước kì kinh nguyệt khoảng 1 đến 2 ngày, chị em nên uống 3 lần/ngày hoặc có thể tăng liều lượng lên nếu muốn giảm nhanh cơn đau và kết hợp chế độ ăn uống hợp lí, tránh thức đêm để chu kì kinh sớm bình thường trở lại. Sắc 20g ngải điều khô cùng với 300ml nước, đun đến khi cô đọng còn 150ml, có thể cho thêm đường để dễ uống và uống được nhiều hơn. Ngoài ra, chị em có thể dùng ngại cứu tươi thái nhỏ rồi rán cùng trứng gà hoặc hầm chung với gà sẽ dễ ăn hơn. Tuy nhiên, nên uống trực tiếp loại nước rau này sống bằng cách giã ra lấy nước sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn.

Trị mụn nhọt và làm đẹp

Một trong những công dụng nổi bật nhất của rau ngải cứu là trị mụn và thanh lọc làn da. Do tính chất công việc, môi trường sống mà chúng ta dễ bị các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da gây ra các tình trạng mụn viêm. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì ngải cứu có thể giải cứu làn da của bạn một cách hiệu quả mà không cần đến các loại sản phẩm trị mụn đắt tiền.

Cách làm: Rửa sạch ngải cứu tươi, giã nhỏ rồi đắp lên vùng bị mụn viêm khoảng 20 phút, mỗi ngày làm 2 lần trong khoảng 3 đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Làm đẹp: Ngải cứu rửa sạch và trần qua nước nóng, sau đó thái nhỏ và đun sôi với 600ml nước trong khoảng 25 phút. Tiếp đến lọc bỏ bã, để nguội và sử dụng như nước hoa hồng, sẽ làm da mềm mịn và tăng độ đàn hồi, se khít lỗ chân lông.

An thai

Đối với phụ nữ mang thai từ 3 tháng trở nên, khi gặp các triệu chứng như đau bụng, chảy máu, có thể áp dụng bài thuốc này có thể giúp thai ổn định. Đây là bài thuốc an thai có công dụng hỗ trợ rất tốt mẹ bầu. Nếu sử dụng điều độ, hợp lý, ngải cứu không có khả năng gây kích thích cho tử cung, do đó không làm sảy thai hoặc sinh non.

Cách làm: Sử dụng 30g ngải cứu khô, 20g lá tía tô, sắc thành nước uống, chia uống 2 lần/ngày. Đây là bài thuốc có công dụng hỗ trợ an thai rất tốt mẹ bầu.

2. Những lưu ý khi uống nước ngải cứu tươi

Mặc dù ngải cứu được xem là có công dụng tuyệt vời nhưng không nên dùng quá nhiều vì có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể hoặc thẩm chí là ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, rau ngải cứu có chứa một chất gọi là thujone, có thể gây độc với lượng sử dụng lớn.

Không sử dụng đối với người bị tổn thương thần kinh

Như các bạn đã biết trong ngải cứu có chứa 1 chất gọi là thujone-kích thích não bộ và được biết là gây ra các cơn co giật. Ngải cứu cũng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống co giật thông thường, ví dụ như gabapentin và primidone. Vì vậy người bị động kinh không nên dùng ngải cứu để tránh xảy ra sự việc đáng tiếc nào.

Đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Do ngải cứu có tính co bóp tử cung mạnh, gây ra chảy máu dễ gây sảy thai.

Đối tượng bị rối loạn đường ruột cấp

Khi bạn bị các bệnh liên quan đến đường ruột, uống ngải cứu sẽ khiến cho tình trạng nhuận tràng buồn tiểu tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc mất nước khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi dễ gây hoa mắt chóng mặt, đột quỵ.

Ngoài loại nước uống kể trên thì còn có nhiều loại nước uống tự nhiên khác, các bạn không nên bỏ lỡ: nước ép cà chua, nước gạo rang và nhiều loại quả đặc biệt khác như la hán quả

Bài viết mới