Rối loạn chỉ vì bệnh mãn tính

Tác giả: Nguyễn Lê Thanh Phương Đăng ngày: 25/12/2021 Lần cập nhập cuối: 25/12/2021

Hiện nay, căn bệnh mãn tính có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Dù không có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn căn bệnh trên nhưng nếu không áp dụng các biện pháp kiểm soát tình trạng bệnh kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người. Tâm lý người bị bệnh thường lo âu, rối loạn vì căn bệnh của mình, tuy nhiên sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin cần thiết để hiểu thêm về căn bệnh này và tìm ra được những phương pháp chữa trị hiệu quả

Bệnh mãn tính là gì?

Bệnh mãn tính là tình trạng bệnh kéo dài từ trên 1 năm và không thể điều trị dứt điểm hoặc phòng ngừa bằng biện pháp tiêm vaccine. Bệnh hầu hết không lây truyền từ người sang người, nguyên nhân gây nên không do vi khuẩn, virus hoặc các loại nấm gây bệnh. Tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh dựa theo hướng dẫn điều trị của các bác sĩ chuyên gia. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể nguy hiểm đến sức khỏe và nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Có ba giai đoạn thường gặp ở bệnh mãn tính: giai đoạn phát triển nặng, giai đoạn bệnh được kiểm soát và giai đoạn ổn định.

 

Bệnh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là 4 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh mãn tính thường gặp ở người dẫn đến suy giảm, rối loạn, thoái hóa các chức năng sống của cơ thể.:

4 nguyên nhân gây ra bệnh mãn tính

Bẩm sinh
Thiếu hoạt động thể chất
Thiếu chất dinh dưỡng, thói quen ăn uống không lành mạnh, lạm dụng chất kích thích: thuốc lá, rượu bia,…
Tác động xấu từ môi trường sống
Các bệnh mãn tính thường gặp

Một số bệnh mãn tính thường gặp ở người:

Bệnh hen suyễn
Bệnh Alzheimer
Bệnh tim mãn tính
Bệnh tiểu đường
Bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ
Bệnh ung thư
Bệnh xơ nang
Bệnh rối loạn lưỡng cực, bệnh trầm cảm và các bệnh liên quan đến tâm thần

Bệnh thận mãn tính

Bệnh Bệnh tự miễn: lupus ban đỏ, xơ cứng bì, vẩy nến

Xem thêm: Ung thư vòm họng

Bệnh mãn tính ở trẻ

Bệnh mãn tính xuất hiện ở trẻ thường đến từ những nguyên nhân bẩm sinh hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu chất dinh dưỡng. Trẻ bị mắc bệnh sẽ bị hạn chế khả năng vận động, sinh hoạt bình thường, khiến trẻ dễ đau bệnh, cảm cúm thường xuyên, thể trạng yếu và nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, gây khuyết tật ở trẻ. Cụ thể, khi đi học trẻ có bệnh thường sẽ bị hạn chế khả năng tư duy, nhận thức hơn những đứa trẻ khỏe mạnh cùng trang lứa, khó khăn trong việc học tập cũng như khó khăn trong việc giao du với bạn bè. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, biểu hiện bệnh cũng khác nhau, cụ thể trẻ em ở lứa tuổi nhỏ hơn cũng sẽ khác với trẻ ở tuổi thiếu niên. Không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân của trẻ, mà căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến gia đình về mặt tài chính, thời gian, công sức. Bệnh thường tái phát thường xuyên chứ không thể điều trị dứt điểm, điều này tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian chăm sóc từ các thành viên khác. Đặc biệt đối với một số gia đình khó khăn về mặt tài chính thì đây là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, cần phải suy nghĩ tích cực và cố gắng động viên con trẻ vượt qua khó khăn bệnh tật, tạo cho trẻ môi trường sinh hoạt thoải mái và lành mạnh.

Một số bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh gan, viêm khớp, sứt môi hở hàm ếch, bệnh hen suyễn, bệnh đái tháo đường, bệnh tăng động, tự kỷ, trầm cảm,…

Bệnh mạn tính ở phụ nữ

Bệnh mãn tính thường xuất hiện ở phụ nữ như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, viêm âm đạo mãn tính, viêm khớp, trầm cảm,…

Bệnh mãn tính ở phụ nữ khiến cho phụ nữ gặp các vấn đề về sức khỏe, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Ngoài ra, khi mắc bệnh phụ nữ thường gặp những cơn đau dai dẵn trong cơ thể, khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp, tiếp xúc ngoài xã hội. Ví dụ như bệnh viêm âm đạo mãn tính tại phụ nữ là một vấn đề gây đau đầu với hội chị em. Căn bệnh gây khó chịu, ngứa ở vùng âm đạo, khiến cho chị em phụ nữ mất tự tin trong sinh hoạt hằng ngày, cũng như chuyện chăn gối. Về lâu dài, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong việc sinh nở, gây vô sinh, khó thụ thai, chửa ngoài tử cung, sảy thai, sinh non,…  Hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sơ sinh, dẫn tới có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mắt, miệng, hầu họng và ngoài da do tiếp xúc với dịch âm đạo nhiễm bệnh của người mẹ

Bệnh mãn tính ở người cao tuổi

Người cao tuổi gặp các vấn đề về rối loạn chức năng trong cơ thể như tim mạch, suy thận, tăng huyết áp, chán ăn, mất ngủ,… Những căn bệnh này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của họ. Đây là những bệnh mà người cao tuổi thường gặp phải mà không thể chữa trị khỏi hoàn toàn, chỉ có uống thuốc để giảm các triệu chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Do chức năng của các cơ quan trong cơ thể ở người cao tuổi không còn hoạt động tốt như người trẻ tuổi nên khi mắc các căn bệnh mạn tính cần phải chú ý và dành sự quan tâm hơn, vì bệnh có thể dễ dàng xâm nhập, phá hủy chức năng trao đổi chất trong cơ thể người cao tuổi hơn so với bình thường và sẽ nguy hiểm đến tính mạng hơn, thậm chí gây tử vong ở người già. Cần duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tinh thần thoải mái, và đặc biệt phải có chế độ theo dõi y tế chu đáo để giúp người cao tuổi có thể an tâm vượt qua bệnh tật, an hưởng tuổi già

Sau đây xin chia sẻ một số bí quyết kiểm soát bệnh mạn tính, cải thiện sức khỏe ở người cao tuổi:

Kiểm soát huyết áp cao: Cần kiểm soát cân nặng vì tình trạng thừa cân ở người cao tuổi cũng là một nguyên nhân khiến huyết áp cao. Một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin, khoáng chất từ trái cây, rau củ, nước điện giải. Các món ăn nên chế biến thành luộc, hấp thay vì chiên, xào để hạn chế lượng dầu, mỡ gây hại. Hạn chế ăn quá nhiều muối trong khẩu phần ăn. Sử dụng các sản phẩm chế biến từ sữa có thể làm giảm huyết áp vì trong sữa chứa thành phần omega-3, DHA, plant sterols là những hoạt chất giảm khả năng hấp thu cholesterol xấu từ đồ ăn
Cải thiện giấc ngủ: Tình trạng mất ngủ kéo dài triền miên được xem là căn bệnh mãn tính thường gặp và vô cùng khó trị ở người già. Chất lượng giấc ngủ quyết định rất nhiều đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, chính vì vậy khi không có giấc ngủ sâu và ngon giấc có thể làm giảm sức đề kháng cơ thể, giảm thị lực, suy giảm chức năng các bộ phận trên cơ thể. Để có một giấc ngủ sâu vào ban đêm cần hạn chế tình trạng ngủ quá nhiều vào ban ngày, tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá hoặc đồ uống có cồn trước khi ngủ. Trước khi ngủ 30-45 phút, hãy uống một ly nước ấm hoặc ly sữa ấm để cải thiện giấc ngủ nhé.
Cải thiện vấn đề hô hấp, viêm phổi, suy thận: cần sử dụng máy lọc không khí, máy lọc nước cung cấp không khí trong lành, nguồn nước sạch có lợi cho sức khỏe

Các bệnh mãn tính không lây

Bệnh mãn tính không lây gồm các bệnh liên quan đến tim mạch, đường hô hấp, ung thư và đái tháo đường. Một số bệnh thường gặp như: nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tuột huyết áp, đột quỵ, hen suyễn, tắc nghẽn phổi mạn tính, các căn bệnh ung thư,… Tuy không dẫn đến cái chết đột ngột như các bệnh lây nhiễm nhưng bệnh mạn tính không lây lại chiếm nguy cơ tử vong cao nhất và khó điều trị nhất. So với các bệnh truyền nhiễm khác có thể điều trị bằng vaccine hoặc những loại thuốc triệt tiêu khả năng phát triển của virus thì các bệnh mãn tính không lây lại không thể điều trị bằng những phương pháp đó. Hiện nay chưa có cách chữa trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh mãn tính không lây. Tuy nhiên vẫn có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế các triệu chứng, nguy cơ mắc bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Bệnh mãn tính

Bài viết mới